Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì I (P1)

19 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Khái niệm dân số nào sau đây là hoàn chỉnh?

  • A. Dân số là số người.
  • B. Dân số là tổng số người.
  • C. Dân số là nguồn lao động.
  • D. Dân số là tổng số dân ở một địa phương trong một thời điểm nhất định.

Câu 2: Năm 2001 dân số thế giới khoảng:

  • A. 4 tỉ người.
  • B. 5 tỉ người.
  • C. 6,16 tỉ người
  • D. 6,5 tỉ người.

Câu 3: Người ta thường biểu thị dân số bằng :

  • A.Một tháp tuổi.
  • B. Một hình vuông
  • C. Một đường thẳng
  • D. Một vòng tròn

Câu 4: Hình dạng tháp tuổi đáy rộng thân hẹp cho thấy:

  • A. Số người trong độ tuổi lao động ít
  • B. Số người trong độ tuổi lao động trung bình
  • c. Số người trong độ tuổi lao động nhiều
  • D. Số người trong độ tuổi lao động đang tăng dần

Câu 5: Độ tuổi dưới tuổi lao động là những người có tuổi từ:

  • A. 0-14 tuổi
  • B. 0-15 tuổi
  • C. 0-16 tuổi
  • D. 0-17 tuổi

Câu 6: Dân số tăng nhanh vượt quá khả năng giải quyết các vấn đề gì?

  • A. Ăn, mặc
  • B. Thiếu nhà ở, thất nghiệp
  • C. Y tế, giáo dục chậm phát
  • D. Tất cả đều đúng

Câu 7: Dân số thế giới tăng nhanh trong khoảng thời gian nào?

  • A. Trước Công Nguyên
  • B. Từ công nguyên – thế kỷ XIXước
  • C. Từ thế kỷ XIX – thế kỷ XX
  • D. Từ thế kỷ XX – nay.

Câu 8: Bùng nổ dân số xảy ra khi gia tăng dân số vượt ngưỡng :

  • A. 2,1%
  • B. 21%
  • C. 210%
  • D. 250%.

Câu 9: Dân cư thế giới phân bố như thế nào?

  • A. Đều
  • B. Không đều
  • C. Tất cả mọi nơi đều đông đúc
  • D. Giống nhau ở mọi nơi.

Câu 10: Dân cư đông đúc ở những nơi nào?

  • A. Nông thôn
  • B. Đồi núi
  • C. Nội địa
  • D. Đồng bằng, ven biển

Câu 11: Khu vực nào sau đây có dân cư thưa thớt?

  • A. Đông Nam Bra-xin.
  • B. Tây Âu và Trung Âu.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Bắc Á.

Câu 12: Đặc điểm bên ngoài dễ phân biệt nhất giữa các chủng tộc chính trên thế giới là:

  • A. bàn tay.
  • B. màu da.
  • C. môi.
  • D. lông mày.

Câu 13: Tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước được thể hiện qua:

  • A. mật độ dân số.
  • B. tổng số dân.
  • C. gia tăng dân số tự nhiên.
  • D. tháp dân số.

Câu 14: Những khu vực tập trung đông dân cư là:

  • A. Đông Á, Đông Nam Á, Bắc Phi.
  • B. Bắc Á, Bắc Phi, Đông Bắc Hoa Kì.
  • C. Nam Á, Bắc Á, Bắc Mĩ.
  • D. Nam Á, Đông Á, Đông Bắc Hoa Kì.

Câu 15: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất là:

  • A. Đông Bắc Hoa Kì, Nam Á.
  • B. Nam Á, Đông Á.
  • C. Đông Nam Á, Đông Á.
  • D. Tây Á, Đông Á.

Câu 16: Đặc điểm ngoại hình của chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít là:

  • A. Da vàng, tóc đen.
  • B. Da vàng, tóc vàng.
  • C. Da đen, tóc đen.
  • D. Da trắng, tóc xoăn.

Câu 17: Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức sinh sống chủ yếu:

  • A. Thôn xóm, làng mạc
  • B. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp
  • C. Dân cư không tập trung với mật độ cao như thành thị
  • D. Các phương án trên đều đúng

Câu 18: Dân cư thế giới có mấy loại hình quần cư chính?

  • A. Hai loại hình
  • B. Ba loại hình
  • C. Bốn loại hình
  • D. Năm loại hình.

Câu 19: Hoạt động kinh tế nào không đúng của quần cư đô thị:

  • A. Sản xuất công nghiệp
  • B. Phát triển dịch vụ
  • C. Sản xuất nôngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp
  • D. Thương mai, du lịch

Câu 20: Đơn vị quần cư nào sau đây không thuộc loại hình quần cư nông thôn?

  • A. Thôn xóm
  • B. Làng bản
  • C. Thị xã
  • D. Xã.

Câu 21: Siêu đô thị là đô thị có tổng số dân trên:

  • A. 5 triệu người
  • B. 8 triệu người
  • C. 10 triệu người
  • D. 15 triệu người.

Câu 22: Sự phát triển nhanh chóng các siêu đô thị ở nhóm nước đang phát triển gắn liền với:

  • A. gia tăng dân số nhanh và tình trạng di cư ồ ạt từ nông thôn đến đô thị.
  • B. sự phát triển mạnh mẽ nền sản xuất công nghiệp hiện đại.
  • C. chính sách phân bố dân cư của nhà nước.
  • D. sự phân bố các nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Câu 23: Quần cư thành thị phổ biến hoạt động kinh tế nào sau đây?

  • A. Công nghiệp và dịch vụ.
  • B. Nông – lâm – ngư – nghiệp.
  • C. Công nghiệp và nông –lâm – ngư - nghiệp.
  • D. Dịch vụ và nông – lâm – ngư nghiệp.

Câu 24: Các đô thị bắt đầu xuất hiện rộng khắp thế giới vào thời kì nào?

  • A. Thời Cổ đại.
  • B. Thế kỉ XIX.
  • C. Thế kỉ XX.
  • D. Thế kỉ XV.

Câu 25: Đới nóng có vị trí trong khoảng từ đâu đến đâu?

  • A. Xích đạo đến Chí tuyến Bắc
  • B. Xích đạo đến Chí tuyến Nam.
  • C. Chí tuyến Bắc đến Chí tuyến Nam
  • D. Chí tuyến Bắc đến Vòng cực Bắc.

Câu 26: Môi trường có lượng mưa nhiều nhất ở đới nóng là:

  • A. Xích đạo ẩm
  • B.Nhiệt đới
  • C. Nhiệt đới gió mùa
  • D. Hoang mạc.

Câu 27: Đâu không đúng với đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm?

  • A. Khí hậu nóng và ẩm quanh năm.
  • B. Biên độ nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và cao nhất rất nhỏ (30C).
  • C. Lượng mưa trung bình năm lớn, mưa tăng dần từ xích đạo về hai cực.
  • D. Độ ẩm không khí rất cao, trung bình trên 80%.

Câu 28: Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây?

  • A. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại.
  • B. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng.
  • C. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau.
  • D. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi.

Câu 29: Môi trường khô hạn nhất ở đới nóng là:

  • A. Xích đạo ẩm
  • B. Nhiệt đới
  • C. Nhiệt đới gió mùa
  • D. Hoang mạc

Câu 30: Thảm thực vật điển hình cho môi trường xích đạo ẩm là:

  • A. Xa van
  • B. Rừng rậm
  • C. Rừng thưa
  • D. Rừng cây lá rộng.

Câu 31: Loại gió thổi quanh năm ở đới nóng là:

  • A. Gió Tây ôn đới.
  • B. Gió Tín phong.
  • C. Gió mùa.
  • D. Gió Đông cực.

Câu 32: Kiểu môi trường nào sau đây không thuộc đới nóng?

  • A. Môi trường xích đạo ẩm.
  • B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
  • C. Môi trường nhiệt đới.
  • D. Môi trường địa trung hải.

Câu 33: Đặc điểm nào sau đây không đúng với thiên nhiên của môi trường nhiệt đới:

  • A. Thay đổi theo mùa
  • B. Mùa mưa cây cỏ xanh tốt, mùa khô hạn cây cỏ úa vàng
  • C. Nhóm đất chủ yếu là đất feralit có màu đỏ vàng
  • D. Thực vật quanh năm xanh tốt, rậm rạp

Câu 34: Hai đặc điểm tiêu biểu của sinh vật môi trường nhiệt đới là:

  • A. Thưa thớt và giảm dần về hai chí tuyến
  • B. Thay đổi theo mùa và giảm dần về hai chí tuyến
  • C. Thay đổi theo mùa và tăng dần về hai chí tuyến
  • D. Sinh trưởng nhanh và tăng dần về hai chí tuyến.

Câu 35: Môi trường nhiệt đới nằm trong khoảng:

  • A. giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam.
  • B. vĩ tuyến 50 đến chí tuyến Bắc (Nam).
  • C. vĩ tuyến 50B đến vòng cực Bắc.
  • D. chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 400N.

Câu 36: Đặc trưng của khí hậu nhiệt đới là:

  • A. nhiệt độ trung bình năm không quá 200C, khí hậu mát mẻ quanh năm.
  • B. nhiệt độ cao, khô hạn quanh năm.
  • C. nhiệt độ cao quanh năm, trong năm có một thời kì khô hạn (tháng 3 – 9).
  • D. nóng ẩm quanh năm, lượng mưa và độ ẩm lớn.

Câu 37: Rừng thưa và xa van là cảnh quan đặc trưng của môi trường nào?

  • A. Môi trường xích đạo ẩm.
  • B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.
  • C. Môi trường nhiệt đới.
  • D. Môi trường ôn đới.

Câu 38: Biện pháp bảo vệ đất ở môi trường nhiệt đới khỏi bị xói mòn, rửa trôi:

  • A. Canh tác hợp lí
  • B. Trồng cây che phủ đất
  • C. Cả A, B đều đúng
  • D. Cả A, B đều sai

Câu 39: Hạn chế của tài nguyên đất ở môi trường nhiệt đới là:

  • A. nghèo mùn, ít chất dinh dưỡng.
  • B. đất ngập úng, glây hóa
  • C. đất bị nhiễm phèn nặng.
  • D. dễ bị xói mòn, rửa trôi hoặc thoái hóa.

Câu 40: Chế độ nước của sông ngòi khí hậu nhiệt đới là:

  • A. phân hóa theo mùa, mùa lũ trùng mùa mưa, mùa cạn trùng mùa khô.
  • B. sông ngòi nhiều nước quanh năm.
  • C. sông ngòi ít nước quanh năm, do lượng mưa rất thấp.
  • D. chế độ nước sông thất thường.
Xem đáp án
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội