Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Chí Phèo (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Chí Phèo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Dòng nào sau đây khái quát đúng nhất vè ý nghĩa đặc biẹt của bát cháo hành mà Thị Nở mang vào cho Chí Phèo?
- A. Lần đầu tiên Chí được cho, không phải do cướp giật mà có
- B. Vật biểu trưng cho miền khao khát hạnh phúc của Chí
- C. Vật biểu trưng cho hương vị ngọt ngào của hạnh phúc, tình yêu
- D. Vật biểu trưng cho tình người thơm thảo trong xã hội.
Câu 2: Dòng nào sau đây nói đúng về quê hương của nhà văn Nam Cao?
- A. Làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An
- B. Làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Lí Nhân, Hà Nam.
- C. Làng Vị Xuyên, huvện Mĩ Lộc, Nam Định.
- D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Câu 3: Đối tượng nào dược đề cập nhiều nhất trong các sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám ?
- A. Giai cấp công nhân và thực dân.
- B. Bọn địa chủ và thực dân tàn áC.
- C. Nông dân nghèo và trí thức tiểu tư sản nghèo.
- D. Bọn phong kiến và thực dân Pháp,
Câu 4: Trước Cách mạng thảng Tám, Nam Cao thường mang những tâm tư gì ?
- A. Khát khao được sống một đời sống đầy đủ để phụng sự nghệ thuật.
- B. Sống với một thái độ khinh bạC.
- C. Là một con người đôn hậu chan chứa yêu thương, mang tâm sự, u uất bất đắc chí, và nỗi bi phẫn của người trí thức giàu tâm huyết trong cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người.
- D. Mang một tâm tư trĩu nặng vì không được tung cánh khắp bốn phương trời cho thoả chí nam nhi.
Câu 5: Những sáng tác ban đầu của Nam Cao chịu ảnh hưởng từ phong trào lãng mạn đương thời, nhưng ông sớm từ bỏ. Vì sao?
- A. Ông không có năng khiếu với cách viết văn của phong trào lãng mạn.
- B. Do nhu cầu của cách mạng.
- C. Vì ông nhận ra rằng thứ văn chương lâm li, dễ dãi đó quá xa lạ với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ.
- D. Là vì nhà văn tự đòi hỏi phải tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật.
Câu 6: Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là gì ?
- A. Nghệ thuật vị kỉ
- B. Nghệ thuật vị nghệ thuật
- C. Nghệ thuật vị nhân sinh
- D. Nghệ thuật nghịch dị
Câu 7: Trong cách mối quan hệ sau, mối quan hệ nào có tác động trực tiếp đến việc khơi sâu bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo?
- A. Chí Phèo – Bá Kiến
- B. Chí Phèo – Thị Nở
- C. Chí Phèo – Năm Thọ
- D. Chí Phèo – Tự Lăng
Câu 8: Mở đầu cho truyện ngắn với hình ảnh Chí Phèo “vừa đi vừa chửi” thật hài hước và lôi cuốn độc giả đã thể hiện điều gì trong ngòi bút Nam Cao ?
- A. Nam Cao mô tả thật đúng hình ảnh những gã say rượu thường không tự chủ được bản thân.
- B. Làm người đọc hả hê vì Chí Phèo đă chửi tất tần tật, là một dự báo trừng phạt bọn cường hào ác bá ở làng Vũ Đại.
- C. Hấp dẫn người đọc vì Chí Phèo đã nhận thức được nguyên nhân cuộc đời mình tha hoá là do bọn cường hào ác bá làng xã.
- D. tạo cái bề ngoài hài hước của Chi Phèo lại là biểu hiện của một tấn bi kịch bên trong. Nụ cười bất giác ban đầu lại lắng đọng một dự vị buồn đau, chua chát trong lòng độc giả.
Câu 9: Mở đầu là hình ảnh chiếc lò gạch cũ và kết thúc cũng như thế. Điều đó có ý nghĩa gì?
- A. Tác giả muốn giới thiệu với độc giả việc làm quanh năm của nông dân làng Vũ Đại là sản xuất gạch.
- B. Hình ảnh lò gạch bỏ hoang, khiến người đọc hiểu đó là nghề truyền thống của làng Vù Đại đà mai một.
- C. Nó gợi lên cái vòng lấn quẩn, bế tắc, đau thương không lối thoát của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ.
- D. Đời sống nông dân làng Vù Đại hoang tàn như cái lò gạch cũ.
Câu 10: Dòng nào dưới đáy miêu tả ngoại hình Chí Phào ?
- A. Ôi làng nước ơi ! Cứu tôi với... Bố con thằng Bá Kiến nó đâm chết tôi! Thăng Lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ơi !
- B. Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều. Rồi say khướt, hán xách một cái vỏ chai đến cổng nha Bá Kiến, gọi tận tên tục ra mà chửi.
- C. Không được ! Ai cho tao lương thiện ? Làm tnế nào cho mất được những vết mánh chai trên mặt này ? Tao không thế là người lương thiện nữa. Biết không !
- D. Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Hắn mặc cái quán nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trố rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai tay cũng thế.
Câu 11: Sau khi ở tù về, Chí Phèo sinh sống bằng nghề gì ?
- A. Thả ống lươn ngoài đồng.
- B. Chỉ suốt ngày uống rượu, chẳng làm gì.
- C. Làm tay sai cho Bá Kiến và chuyên rạch mặt ăn vạ.
- D. Đâm thuê chém mướn.
Câu 12: Trong một lần say, Chí Phèo chợt nhớ lại gì ?
- A. Hắn nhớ lại thuở bé được anh thả ống lươn nhặt về từ cái lò gạch bỏ hoang.
- B. Hắn nhớ lại thuở hai mươi và “Hắn thấy nhục hơn là thích”, khi bà vợ Bá Kiến lẳng lơ nói với hắn “Chả nhẽ tao gọi mày vào chi để bóp chân thế này thôi ư ?...”
- C. Hắn nhớ có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải....
- D. Hắn không nhớ gì cả, ngoài rượu.
Câu 13: Trong cách mối quan hệ sau, mối quan hệ nào có tác động gián tiếp đến việc khơi sâu bi kịch bị từ chối quyền làm người của Chí Phèo?
- A. Chí Phèo – Bá Kiến
- B. Chí Phèo – Thị Nở
- C. Chí Phèo – Năm Thọ
- D. Chí Phèo – Tự Lăng
Câu 14: Dự cảm về tương lai. Chí Phèo sợ nhất điều gì?
- A. Đói rét
- B. Bệnh tật
- C. Cô độc
- D. Tuổi già.
Câu 15: Ý nào nói đúng nhất tính cách của nhân vật Bá Kiến ?
- A. Xảo quyệt, độc ác, háo sắc
- B. Thâm độc, tham tàn, gian xảo
- C. Lọc lõi, hiểm ác, gian hùng
- D. Lọc lõi, háo danh, háo lợi
Câu 16: Trong truyện, Chí Phèo ít ỏi Rả Kiến trả lại cho mình thứ gì?
- A. Tuổi thanh xuân đã mất vì những năm ở tù.
- B. Đất mà Bá Kiến đâ cướp.
- C. Tiền làm công khi Chí Phèo ở nhà Bá Kiến.
- D. Cuộc đời lương thiện xưa kia.
Câu 17: Ba lần Chí Phèo đên nhà Bá Kiến (rạch mặt ăn vạ, vòi tiền, trả thù) có điểm gì giống trong việc thể hiện tính cách số phận, bi kịch của Chí Phèo?
- A. Đều căng thẳng, kịch tính
- B. Đều cho thấy bản chất đối nghịch trong quan hệ
- C. Đều cho thấy tình trạng cùng quẫn của Chí Phèo
- D. Đều cho thấy sự lọc lõi, nham hiểm của Bá Kiến
Câu 18: Cuộc đời Chí Phèo là một bi kịch lớn: Bi kịch bị từ chối quyền làm người lương thiện. Như vậy, rõ ràng Chí Phèo không thế tự quyết định đời mình, duy có một lần Chí tự quyết định được. Đó là trường hợp nào?
- A. Quyết định yêu thị Nở.
- B. Quyết định tự kết liều đời mình một cách tự do, để giữ phẩm chất lương thiện của một con ngưừi thực sự, còn hơn sống vật vờ như mội con quỷ dữ.
- C. Quyết định đi đòi lương thiện.
- D. Quyết định xin đi ở tù: “Từ ngày cụ bắt đi ở tù, con lại sinh ra thích đi ở tù”.
Câu 19: Nhân vật lão Hạc (truyện ngắn “Lão Hạc”) và nhân vật Chí Phèo (truyện ngắn “Chí Phèon có sự chọn lựa giông nhau là tự sát khi đứng trước sự nghiệt ngã của số phận. Chọn lựa đó có ý nghĩa gì?
- A. Tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến đã tước di những điều kiện sống cơ bản của những nông dân nghèo.
- B. Sự tuyệt vọng vì nghèo khổ, bế tắc không có tương lai.
- C. Cái chết của họ là sự tự ý thức, là sự sáng ngời từ phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân nghío ngày ấy, qua nét nhìn yêu thương và đầy tin tưởng của ngòi bút nhân đạo mới Nam Cao.
- D. Cái chết của họ là sự tự trừng phạt mình.
Câu 20: Nhân vật Bá Kiến trong truyện ngắn “Chí Phèo” có nụ cười như thế nào ?
- A. Hồn hậu
- C. Chua chát
- B. Gian hùng
- D. Ranh mãnh
Câu 21: Nhận định nào nêu khái quát nhất đặc điểm nhân vật Thị Nở trong truyện?
- A. Thị Nở là hiện thân cho tình yêu, hạnh phúc, niềm khát khao và cả nỗi tuyệt vọng của Chí Phèo
- B. Thị Nở là biểu hiện tập trung của cái nghèo, xấu, dở hơi, xuất thân thấp kém... của con người
- C. Thị Nở là hiện thân cho niềm mơ ước, khát khao bình dị, chính đáng nhưng không bao giờ đạt được Chí Phèo
- D. Thị Nở là nhịpcầu nối Chí Phèo với cuộc sống con người trong một xã hội "bằng phẳng, thân thiện"
Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Chí Phèo
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Vĩnh biệt cửu trùng đài
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Đây thôn Vĩ Dạ (P1)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Bản tin
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Vội vàng (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tôi yêu em
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Tiểu sử tóm tắt
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Nghĩa của câu (tiếp theo)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Tóm tắt văn bản nghị luận
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Vịnh khoa thi hương
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc