Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Mẹ hiền dạy con
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 6 bài Mẹ hiền dạy con. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về tác giả Mạnh Tử
- A. Ông tên thật là Mạnh Kha.
- B. Ông cùng học trò viết sách Mạnh Tử - được coi là một trong bốn tác phẩm kinh điển (Tứ thư) cùa Nho gia.
- C. Ông được suy tôn là vị thánh đứng đầu trong Nho giáo.
- D. Quê quán thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
Câu 2: Truyện Mẹ hiền dạy con có xuất xứ từ nước nào?
- A. Trung Quốc.
- B. Triều Tiên.
- C. Nhật Bản.
- D. Mông cổ.
Câu 3: Cách dạy con nào sau đây không đúng với người mẹ của Mạnh Tử?
- A. Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp.
- B. Dạy con biết kiếm tiền từ khi còn nhỏ.
- C. Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.
- D. Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.
Câu 4: Người con trong truyện Mẹ hiền dạy con là ai?
- A. Khổng Tử.
- B. Mạnh Tử
- C. Tuân Tử.
- D. Lão Tử.
Câu 5: Trong truyện Mẹ hiền dạy con, người mẹ vì con đã làm điều
- A. Mời những người thầy tốt nhất về dạy cho con.
- B. Đưa con đến một trường nổi tiếng để học tập.
- C. Dời nhà đến nơi có môi trường tốt để con học tập.
- D. Lao động cật lực để con có tiền đi học.
Câu 6: Trong truyện Mẹ hiền dạy con, nơi nào được bà mẹ xem là tốt nhất để con học hành?
- A. Những nơi có nhiều thầy đồ nổi tiếng.
- B. Những nơi gần chợ.
- C. Những nơi gần nghĩa địa.
- D. Những nơi gần trường học.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây đúng về người mẹ của Mạnh Tử
- A. là người mẹ có cách cách giáo dục nghiêm khắc, hà khắc.
- B. là người mẹ thương yêu con, thông minh, tinh tế, cương quyết trong việc dạy dỗ, giáo dục con cái.
- C. là người khó tính, cẩn thận chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ cho con.
- D. là người yêu thương, nuông chiều con hết mực.
Câu 8: Hai mẹ con Mạnh Tử đã có sự dịch chuyển về chỗ ở theo trình tự nào đúng với cốt truyện?
- A. Chuyển từ nghĩa địa- trường học - chợ
- B. Chợ- nghĩa địa- trường học
- C. Nghĩa địa- chợ- trường học
- D. Chợ- trường học- nghĩa địa
Câu 9: Người mẹ trong truyện đã nêu ra một tấm gương về:
- A. Tình thương con và cách dạy con.
- B. Tình thương con và nuông chiều con hết mực.
- C. Phương pháp giáo dục con cái.
- D. Đạo lí làm người.
Câu 10: Trong truyện Mẹ hiền dạy con, người mẹ đã không chọn cách nào dưới đây để dạy con?
- A. Chọn cho con một môi trường sống tốt.
- B. Dạy cho con tính thật thà, không nói dối.
- C. Tìm cho con một người thầy giỏi.
- D. Dạy cho con tính chuyên cần và ý chí vươn lên trong học tập.
Câu 11: Tại sao mẹ Mạnh Tử chọn cho con ở cạnh trường học?
- A. Thấy trẻ em đua nhau học tập, lễ phép
- B. Muốn con đi học gần nhà
- C. Thấy con ham học
- D. Thấy nơi mới thoáng mát, sạch sẽ
Câu 12: Người mẹ đã sử dụng biện pháp gì để dạy cho con tính chuyên cần?
- A. Dời nhà đến gần một cái chợ.
- B. Dời nhà đến gần một ngôi trường,
- C. Mua thịt lợn về cho con ăn.
- D. Cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung và lấy đó làm lời dạy con.
Câu 13: Câu tục ngữ nào dưới đây nói đúng về việc học của Mạnh Tử?
- A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng.
- B. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
- C. Không thầy đố mày làm nên.
- D. Học thầy không tày học bạn.
Câu 14: Cách viết truyện Mẹ hiền dạy con có gì đặc sắc?
- A. Thể loại truyện văn xuôi chữ Hán.
- B. Nội dung mang tính giáo huấn, chứa đựng bài học sâu sắc.
- C. Cốt truyện đơn giản, ghi chép những sự việc có thật.
- D. Tất cả đều đúng
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Thầy bói xem voi
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Ôn tập truyện và kí
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Động từ - Cụm động từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Nhân hóa
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Mẹ hiền dạy con
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Bức tranh của em gái tôi
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Thạch Sanh
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Buổi học cuối cùng
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Vượt thác
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
- Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Hoán dụ