Trắc nghiệm sinh học 6 bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ

3 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 6 bài 10: Cấu tạo miền hút của rễ. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu

Câu 1: Khi nói về sự sắp xếp mạch rây và mạch gỗ tại miền hút của rễ, phát biểu nào dưới đây là đúng ?

  • A. Mạch rây bao bên ngoài, mạch gỗ nằm ở phía trong
  • B. Mạch rây xếp một phía, mạch gỗ xếp ở phía đối diện
  • C. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau
  • D. Mạch gỗ bao bên ngoài, mạch rây nằm ở phía trong

Câu 2: Căn cứ vào hình dạng bên ngoài, người ta chia rễ làm mấy loại? Đó là những loại nào?

  • A. Ba loại: rễ cọc, rễ chùm, rễ phụ
  • B. Hai loại: rễ cọc, rễ chùm
  • C. Hai loại: rễ mầm, rễ cọc
  • D. Hai loại: rễ chính, rễ phụ

Câu 3: Ở miền hút của rễ, phần trụ giữa bao gồm những thành phần nào ?

  • A. Biểu bì và ruột
  • B. Thịt vỏ và bó mạch
  • C. Ruột và bó mạch
  • D. Mạch rây và mạch gỗ

Câu 4: Nếu cắt bỏ lông hút thì ngay lập tức, rễ cây sẽ mất đi khả năng nào dưới đây ?

  • A. Hút nước và muối khoáng
  • B. Vận chuyển các chất lên thân
  • C. Tăng trưởng về chiều dài
  • D. Hô hấp

Câu 5: Trong các miền của rễ, miền nào là miền quan trọng nhất? Vì sao?

  • A. Miền trưởng thành có các mạch dẫn làm nhiệm vụ dẫn truyền
  • B. Miền chóp rễ, che chở cho đầu rễ
  • C. Miền sinh trưởng làm cho rễ dài ra
  • D. Miền hút có các lông hút hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan cung cấp cho cây

Câu 6: Các tế bào biểu bì ở miền hút của rễ được sắp xếp thành mấy lớp ?

  • A.2 lớp
  • B. 1 lớp
  • C. 3 lớp
  • D. 4 lớp

Câu 7: Rễ cọc có đặc điểm nào sau đây?

  • A. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều ra nhiều rễ con đâm ngược lên trên mặt đất
  • B. Bao gồm nhiều rễ cái lớn, từ rễ cái mọc ra nhiều ra nhiều rễ con đâm xiên lên trên mặt đất
  • C. Bao gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, mọc tỏa ra từ gốc thân tạo thành chùm
  • D. Bao gồm nhiều rễ con mọc nối tiếp nhau tạo thành chuỗi

Câu 8: Thành phần nào dưới đây không được tìm thấy ở tế bào lông hút ở rễ ?

  • A. Nhân
  • B. Vách tế bào
  • C. Không bào
  • D. Lục lạp

Câu 9: Trong cấu tạo miền hút của rễ, bộ phận nào bao gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau và có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa ?

  • A. Ruột
  • B. Bó mạch
  • C. Biểu bì
  • D. Thịt vỏ

Câu 10: Vì sao nói miền hút là phần quan trọng nhất của rễ ?

  • A. Vì bộ phận này có khả năng tái sinh rất cao, giúp rễ nhanh chóng phục hồi sau khi bị tổn thương.
  • B. Vì bộ phận này là nơi duy nhất ở rễ chứa mạch rây và mạch gỗ.
  • C. Vì bộ phận này có chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp cung cấp nguồn năng lượng cho hoạt động của rễ.
  • D. Vì bộ phận này chứa các lông hút có vai trò hút nước và muối khoáng hòa tan - chức năng quan trọng nhất của rễ thực vật.

Câu 11: Trong các miền rễ sau, miền nào làm cho rễ dài ra?

  • A. Miền trưởng thành
  • B. Miền chóp rễ
  • C. Miền hút
  • D. Miền sinh trưởng

Câu 12: Trong cấu tạo miền hút của rễ, bộ phận nào là nơi chứa chất dự trữ ?

  • A. Ruột
  • B. Bó mạch
  • C. Biểu bì
  • D. Thịt vỏ

Câu 13: Lông hút ở rễ là một bộ phận của

  • A. tế bào thịt vỏ.
  • B. tế bào biểu bì.
  • C. tế bào kèm.
  • D. quản bào.

Câu 14: Thành phần nào dưới đây của miền hút ở rễ bao gồm những tế bào có vách mỏng ?

1. Mạch gỗ

2. Mạch rây

3. Ruột

  • A. 2, 3
  • B. 1, 2
  • C. 1, 3
  • D. 1, 2, 3
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 10 sinh 6: Cấu tạo miền hút của rễ


Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội