Trắc nghiệm sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Loài giun dẹp nào dưới đây sống kí sinh trong máu người?
A. Sán bã trầu
B. Sán lá gan
C. Sán dây
- D. Sán lá máu
Câu 2: Trong các nhóm sinh vật sau, nhóm nào đều gồm các sinh vật có đời sống kí sinh?
A. sán lá gan, sán dây và sán lông.
- B. sán dây và sán lá gan.
C. sán lông và sán lá gan.
D. sán dây và sán lông.
Câu 3: Đặc điểm chung nổi bật nhất ở các đại diện ngành Giun dẹp là gì?
A. Ruột phân nhánh.
- B. Cơ thể dẹp.
C. Có giác bám.
D. Mắt và lông bơi tiêu giảm.
Câu 4: Nhóm nào dưới đây có giác bám?
A. sán dây và sán lông.
- B. sán dây và sán lá gan.
C. sán lông và sán lá gan.
D. sán lá gan, sán dây và sán lông.
Câu 5: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những giun dẹp có cơ quan sinh dục lưỡng tính ?
A. Sán lông, sán lá máu, sán lá gan, sán bã trầu.
B. Sán lông, sán dây, sán lá máu, sán bã trầu.
- C. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán bã trầu.
D. Sán lông, sán dây, sán lá gan, sán lá máu.
Câu 6: Giun dẹp có bao nhiêu loài
A. 1 nghìn loài
B. 2 nghìn loài
C. 3 nghìn loài
- D. 4 nghìn loài
Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây là của sán dây?
A. Sống tự do.
- B. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
C. Mắt và lông bơi phát triển.
D. Cơ thể đơn tính.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
A. Cơ quan sinh dục phát triển, đẻ nhiều
B. Cơ thể dẹp, đối xứng hai bên
- C. Có hậu môn
D. Có giác bám
Câu 9: Loài sán nào dưới đây trên thân gồm hàng trăm đốt sán, mỗi đốt đều mang một cơ quan sinh dục lương tính?
A. Sán lá gan.
B. Sán lá máu.
C. Sán bã trầu.
- D. Sán dây.
Câu 10: Giun dẹp chủ yếu sống
A. Tự do
- B. Kí sinh
C. Tự do hay kí sinh
D. Hình thức khác
Câu 11: Giun dẹp thường kí sinh ở những bộ phận nào
A. Ruột non
B. Máu
C. Gan
- D. Tất cả các đáp án trên
Câu 12: Phát biểu nào sau đây về sán dây là đúng?
- A. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
B. Là động vật đơn tính.
C. Cơ quan sinh dục kém phát triển.
D. Phát triển không qua biến thái.
Câu 13: Đặc điểm nào dưới đây có ở sán dây ?
A. Sống tự do.
B. Mắt và lông bơi phát triển.
C. Cơ thể đơn tính.
- D. Cơ thể dẹp và đối xứng hai bên.
Câu 14: Sán lá máu xâm nhập vào cơ thể người qua đâu
- A. Qua máu
B. Qua da
C. Qua hô hấp
D. Mẹ sang con
Câu 15: Uống thuốc tẩy giun đúng cách là
A. 1 lần/năm
- B. 2 lần/năm
C. 3 lần/năm
D. 4 lần/năm
Câu 16: Lợn gạo mang ấu trùng
- A. Sán dây
B. Sán lá gan
C. Sán lá máu
D. Sán bã trầu
Câu 17: Trong các biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp được sử dụng để phòng ngừa giun sán cho người ?
1. Ăn thức ăn nấu chín, uống nước đun sôi để nguội.
2. Sử dụng nước sạch để tắm rửa.
3. Mắc màn khi đi ngủ.
4. Không ăn thịt lợn gạo.
5. Rửa sạch rau trước khi chế biến.
Số ý đúng là
A. 2.
- B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 18: Để phòng chống giun dẹp kí sinh, cần phải:
A. Ăn chín, uống sôi
B. Diệt giun sán định kì
C. Diệt các vật chủ trung gian
- D. Tất cả các đáp án trên
=> Kiến thức Giải bài 12 sinh 7: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 41: Chim bồ câu
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 50: Đa dạng của lớp Thú (tiếp). Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 8: Động vật và đời sống con người
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 6: Ngành động vật có xương (P5)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 55: Tiến hóa về sinh sản
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 54: Tiến hóa về tổ chức cơ thể
- Trắc nghiệm sinh học 7 chương 5: Ngành chân khớp (P1)
- Trắc nghiệm sinh học 7 bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư