Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Hiệp hội các nước Đông Nam Á được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967. Sự ra đời của tổ chức này đã tạo điều kiện và thúc đẩy nền kinh tế của các nước trong khu vực phát triển.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- Được thành lập ngày 8/8/1967 ( gồm 5 quốc gia)
- Là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
- Đến nay gồm 10 quốc gia thành viên.
- Các nước hợp tác trên nguyên tắc tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của nhau.
2. Hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội
- Các nước Đông Nam Á có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên, văn hoá, xã hội để hợp tác phát triển kinh tế.
- Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, văn hoá, xã hội mỗi nước.
- Sự nỗ lực phát triển kinh tế của từng quốc gia và kết quả của sự hợp tác các nước trong khu vực đã tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế.
3. Việt Nam trong ASEAN
- Tham gia vào ASEAN Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế – xã hội.
- Tuy nhiên hiện nay có những cản trở: chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, khác biệt về thể chế chính trị, bất đồng ngôn ngữ là những thách thức đòi hỏi có giải pháp vượt qua, góp phần tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Dựa vào bình sau, hoặc hình 17.1 SGK, hãy cho biết 5 nước tham gia đầu tiên vào ASEAN, những nước nào tham gia sau Việt Nam
Câu 2: Em hãy cho biết các nước Đông Nam Á có những điều kiện thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?
Câu 3: Mục tiêu hợp tác của Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã thay đổi qua thời gian như thế nào?
Câu 4: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành liên của ASEAN.
Câu 5: Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét GDP/người của các nước ASEAN theo bảng số liệu dưới đây:
Bảng 17.1. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân đầu người của một số nước Đông Nam Á năm 2001
=> Trắc nghiệm địa lí 8 bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào hình 21.4, hãy cho biết các nơi xuất khẩu và nơi nhập khẩu dầu chính. Nhận xét về tác động của các hoạt động này tới môi trường tự nhiên.
- Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- Dựa vào hình 1.2 em hãy cho biết: Châu Á có những khoáng sản chủ yếu nào?
- Các dạng địa hình sau dày ở nước ta được hình thành như thế nào?
- Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau.
- Quan sát 20.1, ghi vào vở: Tên các châu lục, các đại dương theo thứ tự: I,II, …,X.
- Vì sao các địa điểm trên (Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba) lại thường có mưa lớn?
- Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?
- Dựa vào bảng 11.1, em hãy kể tên hai khu vực đông dân nhất châu Á? Trong hai khu vực đó, khu vực nào có mật độ dân số cao hơn?
- Dựa vào hình 9.1 và 2.1 em hãy kể tên các đới và kiểu khí hậu của Tây Nam Á?
- Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lí có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta?
- Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và từ biển mà em biết.