Bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Trong cơ cấu GDP, công nghiệp – xây dựng và dịch vụ đang chuyển biến tích cực, nông, lâm ngư nghiệp tuy chiếm tỉ trọng thấp nhưng giữ vai trò quan trọng. Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đang tác động mạnh đến sản xuất và đời sống. Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất của vùng.
A. Kiến thức trọng tâm
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
- Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH - HĐH
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002)
- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.
- Các ngành công nghiệp trọng điểm: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí
- Các sản phẩm CN: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng…
2. Nông nghiệp
a. Trồng trọt
- Đứng thứ hai cả nước về diện tích và tổng sản lượng lương thực.
- Đứng đầu cả nước về năng suất lúa (đạt 56,4 tạ/ha, năm 2002)
- Phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế cao như cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải… Đưa vụ đông trở thành vụ SX chính.
b. Chăn nuôi
- Đàn lợn chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước
- Chăn nuôi bò (đặc biệt là bò sữa), gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển.
3. Dịch vụ
- Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch phát triển.
- Có nhiều địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng như Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà…
- Hà Nội, Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải, du lịch lớn của vùng.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm
- Hai thành phố, trung tâm kinh tế lớn: Hà Nội, Hải Phòng.
- Tam giác kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
- Các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 77 sgk Địa lí 9
Dựa vào hình 21.2, em hãy cho biết địa bàn phân bố của các ngành công nghiệp trọng diểm.
Trang 77 sgk Địa lí 9
Dựa vào bảng 21.1, hãy so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
Trang 78 sgk Địa lí 9
Nêu lợi ích kinh tế của việc đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng.
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 79 sgk Địa lí 9
Trình bày đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002.
Câu 2: Trang 79 sgk Địa lí 9
Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực.
Câu 3: Trang 79 skg Địa lí 9
Chứng minh rằng Đồng bằng sông Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
Câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học em hãy cho biết đặc điểm phát triển công nghiệp ở vùng Đồng bằng sông Hồng thời kì 1995 – 2002?
=> Trắc nghiệm địa lí 9 bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Xem thêm bài viết khác
- Bài 13: Vai trò, đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
- Căn cứ vào bảng 25.1, hãy nhận xét về sự khác biệt trong phân bô dân tộc, dân cư và hoạt động kinh tế giữa vùng đồng bằng ven biển với vùng đồi núi phía tây.
- Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch?
- Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc, còn phát triển thuỷ điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
- Bài 41: Địa lí tỉnh (thành phố)
- Dựa vào hình 14.1, hãy xác định các tuyến đường bộ xuất phát từ thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?
- Chúng ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân?
- Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế – xã hội nước ta?
- Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo)
- Nếu một số khó khăn chính về mặt tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long?
- Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước.
- Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết dân tộc Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?