Trắc nghiệm địa lí 9 bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 bài 21: Vùng đồng bằng sông Hồng (tiếp theo). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, loại cây trồng nào phổ biến ở vùng Đồng bằng sông Hồng
- A. Lúa đông xuân
- B. Rau quả ôn đới
- C. Rau quả nhiệt đới
- D. Ngô
Câu 2: Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là:
- A. Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long
- B. Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng
- C. Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương
- D. Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Yên
Câu 3: Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính ở vùng Đồng bằng sông Hồng là do:
- A. Tài nguyên đất phù sa màu mỡ
- B. Hệ thống sông dày đặc, nước dồi dào
- C. Sinh vật thích nghi tốt với các điều kiện tự nhiên
- D. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh
Câu 4: Hai trung tâm du lịch hàng đầu ở Đồng bằng Sông Hồng là:
- A. Hà Nội và Vĩnh Yên
- B. Hà Nội và Hải Dương
- C. Hà Nội và Hải Phòng
- D. Hà Nội và Nam Định
Câu 5: Đây không phải là trung tâm kinh tế quan trọng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
- A. Thái Nguyên.
- B. Việt Trì.
- C. Hà Giang.
- D. Hạ Long.
Dựa vào bảng số liệu, hãy trả lời các câu hỏi 6,7
Câu 6: Năm 2005, ngành kinh tế nào chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng
- A. Nông – lâm – thủy sản
- B. Công nghiệp – xây dựng
- C. Dịch vụ
- D. Tất cả đều đúng
Câu 7: Dạng biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu sản lượng lúa phân theo vùng của nước ta năm 2005.
- A. Tròn
- B. Miền
- C. Cột kết hợp đường
- D. Cột.
Câu 8: So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, Đồng bằng Sông Hồng là vùng có:
- A. Sản lượng lúa lớn nhất
- B. Xuất khẩu nhiều nhất
- C. Năng suất lúa cao nhất
- D. Bình quân lương thực theo đầu người cao nhất
Câu 9: Ngành công nghiệp trọng điểm không phải của Đồng bằng Sông Hồng là:
- A. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- B. công nghiệp khai khoáng.
- C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dung.
- D. công nghiệp cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng.
Câu 10: Hai trung tâm công nghiệp hàng đầu ở Đồng bằng Sông Hồng là:
- A. Hà Nội và Vĩnh Yên
- B. Hà Nội và Hải Dương
- C. Hà Nội và Hải Phòng
- D. Hà Nội và Nam Định
Câu 11: Trong nông nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh:
- A. chăn nuôi trâu, bò, dê, ngựa.
- B. chăn nuôi gà, vịt, ngan, cừu.
- C. chăn nuôi bò thịt, đánh bắt thủy sản.
- D. chăn nuôi lợn, bò sữa, gia cầm.
Câu 12: Những địa điểm du lịch hấp dẫn không phải của Đồng bằng Sông Hồng là:
- A. Chùa Hương, Tam Cốc – Bích Động
- B. Núi Lang Biang, mũi Né.
- C. Côn Sơn, Cúc Phương.
- D. Đồ Sơn, Cát Bà.
Câu 13: Sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hóa nổi bật của vùng đồng bằng Sông Hồng là
- A. cây thực phẩm
- B. Lúa
- C. đậu tương
- D. lạc
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
- Trắc nghiệm địa lí 9: Sự phân hóa lãnh thổ (P2)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 4)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế biển và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển – đảo (tiếp)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 9)
- Đề ôn thi trắc nghiệm môn địa lí 9 lên 10 (đề 5)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)
- Cơ cấu mùa vụ lúa nước ta thay đổi vì Vì sao cơ cấu mùa vụ lúa ở nước ta thay đổi?
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm địa lí 9 bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển đảo
- Trắc nghiệm địa lí 9: Địa lí kinh tế (P3)