Trắc nghiệm Địa lí 9 học kì I (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 9 học kì I (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trong khu vực Đông Nam Á, tính đến năm 2002, dân số nước ta đứng vào hàng thứ mấy
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 2: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:
- A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.
- B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.
- C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.
- D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.
Câu 3: Dân số nước ta năm 2002 là
- A. 70 Triệu người
- B. 74,5 triệu người
- C. 79,7 triệu người
- D. 81 triệu người
Câu 4: Dân số nước đứng vào hàng thứ mấy so với dân số thế giới (năm 2002)
- A.12
- B. 13
- C. 14
- D. 15
Câu 5: Dân số nước ta thuộc vào hàng các nước
- A. Ít dân số trên thế giới
- B. Trung bình dân số trên thế giới
- C. Đông dân trên thế giới
- D. Tăng chậm so với thế giới
Câu 6: Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm khoảng
- A. 1 triệu người
- B. 1,5 triệu người
- C. 2 triệu người
- D. 2,5 triệu người
Câu 7: Điều nào sau đây không đúng về đặc điểm phân bố dân cư nước ta
- A. Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực thành thị
- B. Dân cư tập trung đông ở khu vực đồng bằng, ven biển
- C. Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân cư cao nhất nước ta
- D. Tây Nguyên có mật độ dân số thấp
Câu 8: Quốc gia đông dân nhất thế giới là:
- A. Hoa Kỳ
- B. Trung Quốc
- C. Liên Bang Nga
- D. Canađa.
Câu 9: Trên thế giới, nước ta nằm trong số các nước có mật độ dân số :
- A. Thấp
- B. Trung Bình
- C. Cao
- D. Rất cao
Câu 10: Năm 2003 số dân sống trong các đô thị chiếm khoảng :
- A. 24%
- B. 25%
- C. 26 %
- D. 27 %
Câu 11: Hãy cho biết dân cư tập trung đông đúc ở các vùng nào ?
- A. Đồng bằng
- B. Ven biển
- C. Các đô thị
- D. Cả A, B, C, đều đúng
Câu 12: Dựa vào Atlat trang 15, hãy cho biết những đô thị nào có quy mô dân số trên 1 triệu người
- A. Hà Nội. Hải Phòng, Thành phố HCM .
- B. Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh
- C. Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ
- D. Thành Phố HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu
Câu 13: Đặc điểm nào đúng với nguồn lao động nước ta
- A. Dồi dào, tăng nhanh
- B. Tăng Chậm
- C. Hầu như không tăng
- D. Dồi dào, tăng chậm
Câu 14: Phân theo trình độ, nguồn lao động nước ta chủ yếu là:
- A. Đã qua đào tạo
- B. Lao động trình độ cao
- C. Lao động đơn giản
- D. Tất cả chưa qua đào tạo.
Câu 15: Nguyên nhân dẫn đến nguồn lao động thất nghiệp nhiều là:
- A. Nguồn lao động tăng nhanh
- B. Các nhà máy, xí nghiệp còn ít
- C. Các cơ sở đào tạo chưa nhiều
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 16: Mặt mạnh của lao động Việt Nam là :
- A. Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông –lâm – ngư – nghiệp
- B. Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật .
- C. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện .
- D. Cả A , B , C , đều đúng
Câu 17: Trong giai đoạn 1989 -2003, lao động nước ta chủ yếu hoạt động trong các ngành kinh tế nào
- A . Nông – Lâm – Ngư Nghiệp
- B. Công nghiệp Xây dựng
- C. Dịch vụ
- D. Cả 3 nghành trên
Câu 18: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng:
- A . Giảm tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ.
- B. Giảm tỉ trọng lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng lao độgn trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
- C. Giảm tỷ trọng trong tất cả các nghành.
- D. Tăng tỷ trọng trong tất cả các nghành.
Câu 19: Cả nước hình thành các vùng kinh tế năng động thể hiện:
- A. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nền kinh tế.
- B. Sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế.
- C. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
- D. Sự chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế.
Câu 20: Trong cơ cấu GDP của nước ta, ngành dịch vụ có đặc điểm:
- A. Chiếm tỉ trọng thấp nhất nhưng có xu hướng tăng lên.
- B. Chiếm tỉ trọng cao nhất nhưng có xu hướng giảm xuống.
- C. chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động.
- D. Tỉ trọng cao hơn nông –lâm- ngư nghiệp, nhưng còn thấp hơn công nghiệp, xây dựng và ít biến động.
Câu 21: Nền kinh tế nước ta bước vào giai đoạn đổi mới từ khi nào?
- A. 1930
- B. 1945
- C. 1975
- D. 1986.
Câu 22: Sự đổi mới nền kinh tế biểu hiện qua việc tăng mạnh tỷ trọng:
- A. Nông nghiệp
- B. Công nghiệp – xây dựng
- C. Dịch vụ
- D. Câu B, C đúng.
Câu 23: Ngoài những thử thách trong nước, ta đang phải đối mặt với thử thách từ bên ngoài là:
- A. Du nhập lao động
- B. Du nhập máy móc, thiết bị
- C. Du nhập hàng hoá
- D. Sự đầu tư.
Câu 24: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ?
- A. Giảm tỉ trọng khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
- B. Trong nông nghiệp đã hình thành các vùng chuyên canh.
- C. Kinh tế cá thể được thùa nhận và ngày càng phát triển.
- D. Công nghiệp là ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Câu 25: Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì:
- A. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt đọng của nông nghiệp.
- B. Sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông nghiệp.
- C. Đây là nguồn cung cấp hữu cơ để tăng độ phì cho đất.
- D.Thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ chăn nuôi.
Câu 26: Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là:
- A. Đất đai
- B. Khí hậu
- C. Nước
- D. Sinh vật
Câu 27: Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là:
- A. nhân tố kinh tế – xã hội
- B. Sự phát triển công nghiệp
- C. Yếu tố thị trường
- D. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 28: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:
- A. Phù sa
- B. Mùn núi cao
- C. Feralit
- D. Đất cát ven biển.
Câu 29: Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là:
- A. Chọn lọc lai tạo giống
- B. Sử dụng phân bón thích hợp
- C. Tăng cường thuỷ lợi
- D. Cải tạo đất, mở rộng diện tích.
Câu 30: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ:
- A. Có nhiều diện tích đất phù sa.
- B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- C. Có mạng lưới sông ngòi, ao,hồ dày đặc.
- D. Có nguồn sinh vật phong phú.
Câu 31: Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng:
- A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt.
- B. Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp.
- C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu năm.
- D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu.
Câu 32: Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu mà nước ta đang:
- A. Dẫn đầu thế giới.
- B. Xếp thứ hai thế giới.
- C. Xếp thứ tư thế giới.
- D. Xếp thứ năm thế giới.
Câu 33: Đây là một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp
- A. Diện tích đât trồng bị thu hẹp
- B. Đã đảm bảo được nguồn lương thực cung cấp cho người dân
- C. Phá được chế độ độc canh trong nông nghiệp.
- D. Diện tích rừng bị thu hẹp.
Câu 34: Đông Nam Bộ đang dẫn đầu cả nước về diện tích:
- A. Cây điều
- B. Cây hồ tiêu
- C. Đậu tương
- D. Cả ba loại
Câu 35: Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân chủ yếu là:
- A. Nước ta đất hẹp người đông nên chăn nuôi khó phát triển.
- B. Không có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu.
- C. Giống gia súc, gia cầm có chất lượng thấp.
- D. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém
Câu 36: Hiện nay vùng phát triển ngành thủy sản mạnh nhất nước ta là
- A. Đồng bằng sông Hồng
- B. Đồng bằng sông Cửu Long
- C. Duyên hải Nam Trung Bộ
- D. Cả ba vùng trên
Câu 37: Loại rừng nào có thế tiến hành khai thác gỗ đi đôi với trồng mới?
- A. Rừng sản xuất.
- B. Rừng phòng hộ.
- C. Rừng đặc dụng.
- D. Tất cả các loại rừng trên.
Câu 38: Lâm nghiệp có vị trí đặc biệt trong phát triển kinh tế - xã hội và có vai trò:
- A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp.
- B. Giữ gìn môi trường sinh thái.
- C. Bảo vệ con người và động vật.
- D. Thúc đẩy sự phát triển ngành chăn nuôi.
Câu 39: Nước ta gồm những loại rừng nào?
- A. Rừng sản xuất, rừng sinh thái và rừng phòng hộ
- B. Rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh và rừng đặc dụng
- C. Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất
- D. Rừng sản xuất, rừng quốc gia và rừng phòng hộ
Câu 40: Cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến gỗ và cho sản xuất là:
- A. Rừng sản xuất
- B. Rừng đặc dụng
- C. Rừng nguyên sinh
- D. Rừng phòng hộ