Trắc nghiệm địa lí 9: Sự phân hóa lãnh thổ (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm đại lí 9: Sự phân hóa lãnh thổ (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một trong những đặc điểm nổi bật về địa hình ở Tây Nguyên là
- A. địa hình núi cao bị cắt xẻ mạnh.
- B. địa hình cao nguyên badan xếp tầng.
- C. địa hình núi xen kẽ với đồng bằng.
- D. địa hình cao nguyên đá vôi bằng phẳng.
Câu 2: Khu vực sản xuất lúa chủ yếu ở Bắc Trung Bộ tập trung ở các đồng bằng ven biển
- A. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- B. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.
- C. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- D. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế.
Câu 3: Địa bàn thuận lợi nhất cho việc xây dựng các khu công nghiệp và đô thị ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là
- A. các tỉnh biên giới.
- B. trung du Bắc Bộ.
- C. tiểu vùng Tây Bắc.
- D. miền núi Bắc Bộ
Câu 4: Các loại cây công nghiệp quan trọng nhất ở Tây Nguyên là:
- A. cà phê, cao su, chè, hồ tiêu.
- B. cà phê, cao su, hồ tiêu, bông.
- C. cà phê, dừa, cao su, điều.
- D. cà phê, hồ tiêu, thuốc lá, bông.
Câu 5: Thế mạnh trong phát triển nông nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ là
- A. Chăn nuôi lợn và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
- B. Trồng cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn.
- C. Chăn nuôi bò và trồng cây công nghiệp ngắn ngày.
- D. Chăn nuôi bò và khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản.
Câu 6: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở đồng bằng sông Hồng là
- A. Đất feralit.
- B. Đất badan.
- C. Đất xám phù sa cổ.
- D. Đất phù sa.
Câu 7: Dạng địa hình đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là
- A. dốc, bị cắt xẻ mạnh.
- B. thoải, khá bằng phẳng.
- C. thấp trũng, chia cắt mạnh.
- D. cao đồ sộ, độ dốc lớn.
Câu 8: Ngành kinh tế nào sau đây chỉ có thể phát triển ở tiểu vùng Đông Bắc mà Tây Bắc không có ?
- A. Khai thác khoáng sản.
- B. Trồng cây công nghiệp lâu năm.
- C. Du lịch sinh thái
- D. Kinh tế biển.
Câu 9: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Đông Nam Bộ là
- A. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng may mặc.
- B. máy móc thiết bị, nguyên liệu cho sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.
- C. vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.
- D. dầu thô, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng cao cấp.
Câu 10: Các hoạt động nông nghiệp chủ yếu của đồng bào người Kinh ở vùng đồng bằng ven biển phía đông là
- A. nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- B. sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, thương mại, dịch vụ.
- C. sản xuất lương thực, cây công nghiệp hằng năm, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- D. trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn
Câu 11: Cơ cấu kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng đang chuyển dịch theo hướng?
- A. Tăng tỉ trọng nông nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ.
- B. Giảm tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng.
- C. Giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
- D. Tăng tỉ trọng nông nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng công nghiệp xây dựng.
Câu 12: Ý nghĩa lớn nhất về mặt kinh tế của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long là
- A. cung cấp gỗ và chất đốt.
- B. bảo tồn nguồn gen sinh vật.
- C. chắn sóng, chắn gió, giữ đất.
- D. phát triển du lịch sinh thái
Câu 13: Đặc điểm lãnh thổ vùng duyên hải Nam Trung Bộ là
- A. rộng lớn, có dạng hình thang.
- B. có dạng tam giác châu.
- C. kéo dài, hẹp ngang.
- D. trải dài từ đông sang tây
Câu 14: Ngành công nghiệp năng lượng của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh nhờ
- A. nguồn thủy năng và nguồn than phong phú.
- B. nguồn thủy năng và dầu khí phong phú.
- C. cơ sở nhiên liệu dồi dào từ than và khí.
- D. khai thác tiềm năng thủy điện trên sông Hồng
Câu 15: Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là
- A. sản xuất vật liệu xây dựng.
- B. sản xuất hàng tiêu dùng
- C. chế biến lương thực, thực phẩm.
- D. cơ khí nông nghiệp
Câu 16: Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp của Đông Nam Bộ là
- A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
- B. Tiếp tục tăng cường vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước.
- C. Đầu tư theo chiều sâu, có sự liên kết trên toàn vùng, kết hợp với bảo vệ môi trường.
- D. Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
Câu 17: Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ tập trung khai thác hoạt động?
- A. thể thao trên biển.
- B. tắm biển.
- C. lặn biển.
- D. khám phá các đảo.
Câu 18: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông Hồng theo hướng giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp – xây dựng và dịch vụ là do?
- A. Tác động của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
- B. Tác động của quá trình đô thị hóa.
- C. Vùng thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
- D. Cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và đồng bộ.
Câu 19: Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, không phải vì
- A. Hoạt động kinh tế biển đa dạng, phát triển tổng hợp mới có hiệu quả cao.
- B. Tài nguyên biển có trữ lượng nhỏ và rời rạc, phát triển tổng hợp mới có hiệu quả kinh tế.
- C. Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người.
- D. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biền – đảo nước ta.
Câu 20: Đặc điểm khí hậu cho phép hoạt động du lịch biển ở vùng Nam Bộ của nước ta diễn ra quanh năm là
- A. Khí hậu nhiệt đới ẩm, nóng quanh năm.
- B. Độ ẩm lớn trên 80%, lượng mưa lớn từ 1500 – 2000mm/năm.
- C. Nước ta chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa đông bắc
- D. Vùng biển nước ta rộng, đường bờ biển dài.