Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)
Dịch vụ là khu vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, góp phần thúc đẩy sản xuất và giải quyết nhiều vấn đề xã hội trong vùng. Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ và cả nước.
A. Kiến thức trọng tâm
3. dịch vụ
- Dịch vụ có cơ cấu đa dạng: Thương mại, du lịch, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông.
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (chiếm 51,6% năm 2002)
- Giao thông: Tp. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.
- Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.
- Dẫn đầu cả nước về hoạt động xuất nhập khẩu.
- Hoạt động du lịch diễn ra sôi nổi quanh năm, thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước.
V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
- Trung tâm kinh tế: Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh và Long An.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò quan trọng không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía Nam và cả nước.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Trang 121 sgk Địa lí 9
Dựa vào hình 14.1 hãy cho biết từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác trong nước bằng những loại hình giao thông nào?
Trang 121 sgk Địa lí 9
Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?
Trang 122 sgk Địa lí 9
Hoạt động xuất khẩu của thành phố Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1 trang 123 sgk Địa lí 9
Đông Nam Bộ có những điều kiện thuận lợi gì để phát triển các ngành dịch vụ?
Câu 2 trang 123 sgk Địa lí 9
Tại sao tuyến du lịch từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp
Câu 3 trang 123 sgk Địa lí 9
Dựa vào bảng 33.3, hãy vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và rút ra nhận xét.
Bảng 33.3. Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, năm 2002
Bài tập: Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 31, 32, 33: Đông Nam Bộ
=> Trắc nghiệm địa lí 9 bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo 2)
Xem thêm bài viết khác
- Hãy xác định trên hình 12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác?
- Bài 43: Địa lí tỉnh (thành phố) (Tiếp 2)
- Quan sát hình 23.1, hãy xác định giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
- Những quốc lộ nôi các thành phố này với Thành phố Hồ Chí Minh và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Dựa vào nội dung bài học, em hãy lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu?
- Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối vói sự phát triển kinh tế – xã hội.
- Dựa vào hình 24.2, nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
- Dựa vào bảng thống kê dưới đây (trang 6 SGK Địa lý 9), hãy cho biết:
- Để giải quyết vấn đề việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào?
- Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
- Dựa vào hình 35.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng?
- Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta?