Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
Sinh vật là thành phần chỉ thị của môi trường địa lí tự nhiên và gắn bó với môi trường ấy tạo thành hệ sinh thái thống nhất. Việt Nam là xứ sở của rừng và muôn loài sinh vật đến tụ hội, sinh sống, phát triển qua hàng triệu năm trước.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Đặc điểm chung
- Sinh vật rất phong phú và đa dạng.
- Đa dạng về thành phần loài và gen.
- Đa dạng về kiểu hệ sinh thái.
- Đa dạng về công dụng và sản phẩm.
- Sinh vật nước ta phân bố khắp mọi nơi trên lãnh thổ và phát triển quanh năm.
- Do tác động của con người, nhiều hệ sinh thái tự nhiên bị biến đổi.
2. Sự giàu có về thành phần loài sinh vật
- Việt Nam có số lượng loài lớn:
- Có 14.600 loài thực vật
- Có 11.200 loài và phân loài động vật
- Số loài quý hiếm cao
- Thực vật có 350 loài
- Động vật có 365 loài
3. Sự đa dạng về hệ sinh thái
Các hệ sinh thái tiêu biểu:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn
- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa
- Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia
- Hệ sinh thái nông nghiệp.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Dựa vào vốn hiểu biết của mình, em hãy nêu những nhân tố tạo nên sự phong phú về thành phần loài của sinh vật nước ta và cho ví dụ.
Câu 2: Em hãy kể tên một số vườn quốc gia của nước ta. Các vườn quốc gia có giá trị như thế nào? Cho ví dụ.
Câu 3: Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau.
Câu 4: Nẽu đặc điểm chung của sinh rật Việt Nam.
Câu 5: Nêu tên và sự phân bố các kiều hộ sinh thái rừng nước ta.
Câu 6: Vẽ lại bản đồ hành chính Việt Nam (hình 23.2) và điền lên đó các VQG sau đây vào đúng địa bàn các tỉnh, thành phố có các VQG đó: Ba Bể (Bắc Kạn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Cát Bà (Hải Phòng), Cúc Phương (Ninh Bình), Bến En (Thanh Hóa), Bạch Mã (Thừa Thiên-Huế), Yok Đôn (Đăk Lăk), Nam Cát Tiên (Đồng Nai), Tràm Chim (Đồng Tháp), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát hình 10.2 kết hợp với kiến thức đã học em hãy cho biết khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?
- Trình bày lịch sử phát triển thiên nhiên nước ta?
- Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì
- Quan sát hình 20.1, cho biết mỗi châu lục có những đới khí hậu nào?
- Vì sao các địa điểm trên (Bắc Quang, Hoàng Liên Sơn, Huế, Hòn Ba) lại thường có mưa lớn?
- Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đơn vị bằng sông Cửu Long.
- Hãy giải thích tại sao khu vực Nam Á lại có sự phân bố dân cư không đều?
- Nêu một số ví dụ về cảnh quan tự nhiên của Việt Nam thể hiện rõ các dạng địa hình chịu tác dộng của ngoại lực.
- Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và từ biển mà em biết.
- Rừng trồng và rừng tự nhiên có gì khác nhau.
- Dựa trên các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, Tây Nam Á có thể phát triển các ngành kinh tế nào? Vì sao lại phát triển các ngành kinh tế đó?