Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (P2)

4.743 lượt xem

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (P2) . Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo sẽ xuất hiện

  • A. động đất, núi lửa.
  • B. bão.
  • C. ngập lụt.
  • D. thủy triều dâng.

Câu 2: Dựa vào hình 7.3 - Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển và hình 10 - Các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa Lí 10, có thể thấy động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở

  • A. nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
  • B. nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á với các mảng xung quanh.
  • C. nơi tiếp xúc của mảng Phi với các mảng xung quanh.
  • D. nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng với nhân ngoài Trái Đất?

  • A. Nhiệt độ rât cao.
  • B. Áp suất rất lớn.
  • C. Vật chất rắn.
  • D. Nhiều Ni, Fe.

Câu 4: Mảng kiến tạo không phải là

  • A. bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đât.
  • B. những bộ phận lớn của đáy đại dương,
  • C. luôn luôn đứng yên không di chuyển.
  • D. chìm sâu mà nổi ở phần trên lớp Man ti.

Câu 5: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ An – đét ở Nam Mĩ được hình thành là do

  • A. Mảng Thái Bình Dương hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
  • B. Mảng Bắc Mĩ hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
  • C. Mảng Na – zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.
  • D. Mảng Phi hút chờm dưới mảng Nam Mĩ.

Câu 6: Những vùng bất ổn của trái đất thường nằm ở

  • A. trên các lục địa.
  • B. giữa các đại dương.
  • C. các vùng gần cực.
  • D. vùng tiếp xúc các mảng kiến tạo.

Câu 7: Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là

  • A. niken, silic.
  • B. niken, bôxit.
  • C. niken, sắt.
  • D. niken, apatit.

Câu 8: Lớp nào chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất?

  • A. Nhân ngoài Trái Đất
  • B. Lớp vỏ Trái Đất
  • C. Lớp Manti
  • D. Nhân trong của Trái Đất

Câu 9: Từ nhân ra ngoài, cấu tạo bên trong của Trái Đất theo thứ tự có các lớp

  • A. vỏ Trái Đất, Manti, nhân Trái Đất.
  • B. manti, nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất.
  • C. nhân Trái Đất, Manti, vỏ Trái Đất.
  • D. nhân Trái Đất, vỏ Trái Đất, Manti.

Câu 10: Thạch quyển được giới hạn bởi

  • A. vỏ Trái Đất và lớp Manti.
  • B. lớp Manti.
  • C. vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti.
  • D. vỏ Trái Đất và phần dưới của lớp Manti.

Câu 11: Tầng đá nào làm thành nền của các lục địa?

  • A. Tầng granit.
  • B. Tầng badan.
  • C. Tầng trầm tích.
  • D. Tầng badan và tầng trầm tích.

Câu 12: Vỏ trái đất trong quá trình thành tạo bị biến dạng do các đứt gãy và tách nhau ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị kiến tạo được gọi là

  • A. mảng kiến tạo.
  • B. mảng lục địa.
  • C. mảng đại dương.
  • D. vỏ trái đất.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ Trái Đất?

  • A. Vỏ cứng, mỏng, độ dày ở đại dương khoảng 5 km.
  • B. Dày không đều, cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau,
  • C. Trên cùng là đá ba dan, dưới cùng là đá trầm tích.
  • D. Giới hạn vỏ Trái Đất không trùng với thạch quyển.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp Man ti trên?

  • A. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
  • B. Họp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng,
  • C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  • D. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2.900km.

Câu 15: Đặc điểm của lớp Man ti dưới là

  • A. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
  • B. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng,
  • C. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  • D có vị trí ở độ sâu từ 700 đên 2.900km.

Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Man ti dưới?

  • A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
  • B. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng,
  • C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
  • D. có vị trí ở độ sâu từ 2.900 đến 5.100km.

Câu 17: Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ

  • A. xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.
  • B. là những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.
  • C. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.
  • D. có những sống núi ngầm ở đại dương.

Câu 18: cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp sau:

  • A. Vỏ đại dương, lóp Man ti, nhân Trái Đất.
  • B. Vỏ Trái Đất, lóp Man ti, nhân Trái Đất.
  • C. Vỏ lục địa, lóp Man ti, nhân Trái Đất.
  • D. Vỏ đại dương, Man ti trên, nhân Trái Đất.

Câu 19: Thạch quyển là lớp vỏ cứng của trái đất bao gồm vỏ trái đất và

  • A. vỏ lục địa.
  • B. man ti trên.
  • C. manti dưới.
  • D. vỏ đại dương.

Câu 20: Dựa vào hình 7.3 – Các mảng kiến tạo lớn của Thạch quyển và hình 10 – Các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ ở SGK Địa lí 10, có thể thấy dãy núi trẻ Hi – ma – lay – a ở Châu Á hình thành là do

  • A. Sự đụng độ giữa mảng Thái Bình Dương với mảng Âu – Á.
  • B. Sự đụng độ giữa mảng Ấn Độ - Australia với mảng Âu – Á.
  • C. Sự đụng độ giữ mảng Phi với mảng Âu – Á.
  • D. Sự đụng độ giữa mẩng Bắc Mĩ với mảng Âu – Á.

Câu 21: Trong cấu trúc của Trái Đất lớp vật chất nào ở trạng thái quánh dẻo?

  • A. Vỏ Trái Đất.
  • B. Lớp Manti trên.
  • C. Lớp Manti dưới.
  • D. Nhân Trái Đất.

Câu 22: Những vùng bất ổn của vỏ Trái Đất thường nằm ở vị trí

  • A. trung tâm các lục địa.
  • B. ngoài khơi đại dương.
  • C. nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo.
  • D. trên các dãy núi cao.
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng Địa lí 10 trang 25


Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (P1)
Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội