Trắc nghiệm địa 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất (P1)
Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất (P1). Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Địa lí lớp 10. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.
Câu 1: Vòng tuần hoàn nhỏ thường gồm các quá trình nào sau đây?
- A. Bốc hơi - ngưng đọng và mưa.
- B. Bốc hơi - ngưng đọng, mưa, dòng chảy mặt
- C.Bốc hơi - ngưng đọng, mưa, dòng chảy ngầm
- D. Bốc hơi - ngưng đọng, mưa, dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm.
Câu 2: Mực nựớc ngầm không phụ thuộc vào yếu tố nao saú đay?
- A. Dòng biển.
- B. Lớp phủ thực vật.
- C. Địa hình, cấu tạo đất đá.
- D. Nguồn cung cấp nước và lượng bốc hơi.
Câu 3: Hồ hình thành từ một khúc uốn sông được gọi là
- A. hồ kiến tạo.
- B. hồ băng hà.
- C. hồ móng ngựa.
- D. hồ miệng núi lửa.
Câu 4: Các hồ ở Đông châu Phi hình thành do sụt đất là dạng hồ nào sau đây?
- A. Hồ kiến tạo.
- B. Hồ băng hà.
- C. Hồ móng ngựa.
- D. Hồ miệng núi lửa.
Câu 5: Các hồ cạn dần không phải do nguyên nhân nào sau đây?
- A. Nước bốc hơi nhiều và cạn dần.
- B. Sông đào lòng sâu rút bớt nước của hồ.
- C. Thực vật trong hồ phát triển quá mạnh.
- D. Do phù sa sông lắng đọng và lấp dân đáy hô.
Câu 6: Phần lớn lượng nước ngầm trên lục địa có nguồn gốc từ
- A. nước trên mặt thấm xuống.
- B. nước từ biển, đại dương thấm vào.
- C. nước từ dưới lớp vỏ Trái Đất ngấm ngược lên.
- D. khi hình thành Trái Đất nước ngầm đã xuất hiện.
Câu 7: Việc phá hoại rừng phòng hộ ở thượng nguồn sông, sẽ dẫn tới hậu quả là
- A. mực nước sông quanh năm thấp, sông chảy chậm chạp.
- B. mực nước sông quanh năm cao, sông chảy siết.
- C. mùa lũ nước sông dâng cao đột ngột, mùa cạn mực nước cạn kiệt.
- D. sông sẽ không còn nước, chảy quanh co uốn khúc.
Câu 8: Nguyên nhân chính làm cho sông Mê Công có chế độ nước điều hoà hơn sông Hồng là do
- A. sông Mê Công dài hơn sông Hồng.
- B. sông Mê Công đổ ra biển bằng chín cửa.
- C. thuỷ điện Hoà Bình làm sông Hồng chảy thất thường.
- D. Biển Hồ giúp điều hoà nước sông Mê Công.
Câu 9: Nguyên nhân chủ yếu làm cho sông I-ê-nit-xây thường có lũ lớn vào mùa xuân là do
- A. băng ở hạ lưu tan trước, băng ở thượng lưu chưa tan nên dòng chảy bị chắn, nước tràn bờ gây lũ lụt.
- B. gió mùa gây mưa rất lớn vào mùa xuân.
- C. các hợp lưu tiếp nước rất nhiều vào mùa xuân.
- D. băng ở thượng lưu tan trước, băng ở hạ chưa tan nên dòng chảy bị chắn, nước tràn bờ gây lũ lụt.
Câu 10: Hồ nước ngọt sâu nhất thế giới là
- A. hồ Eyer ở Úc.
- B. hồ Baikal ở Nga.
- C. hồ Tchad ở Trung Phi.
- D. hồ muối lớn ở Hoa Kỳ.
Câu 11: Mực nước ngầm trên lục địa không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
- A. Nguồn cung cấp nước nhiều hay ít.
- B. Nước từ biển, đại dương thấm vào.
- C. Lớp phủ thực vật.
- D. Địa hình và cấu tạo của đất, đá.
Câu 12: Nhận định nào sau đây không đúng?
- A. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ dốc của lòng sông.
- B. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào bề ngang của dòng sông.
- C. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào chế độ của dòng sông.
- D. Nước sông chảy nhanh hay chậm phụ thuộc vào lưu lượng nước trong lòng sông.
Câu 13: Việc trồng rừng phòng hộ ở vùng đầu nguồn sông không nhằm mục đích nào sau đây?
- A. Giúp điều hoà dòng chảy cho sông ngòi.
- B. Làm giảm sự xâm thực ở miền núi.
- C. Chắn gió, bão và ngăn không cho cát bay, cát chảy.
- D. Hạn chế tác hại của lũ lên đột ngột trên các sông.
Câu 14: Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu nhất làm cho sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn?
- A. Thảm thực vật có độ che phủ cao và lượng mưa lớn.
- B. Lượng mưa lớn trên đồi núi dốc và ít lớp phủ thực vật.
- C. Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp và lượng mưa lớn.
- D. Mưa lớn và nguồn nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào.
Câu 15: Thủy quyển là lớp nước trên trái đất , bao gồm
- A. Nước trong các biển và đại dương , nước trên lục địa , nước trong lòng trái đất.
- B. Nước trong các biển và đại dương , nước trên lục địa , hơi nước trong khí quyển.
- C. Nước trên lục địa , nước trong lòng trái đất , hơi nước trong khí quyển.
- D. Nước trong các biển và đại dương , nước trên lục địa , nước trong lòng trái đất , hơi nước trong khí quyển.
Câu 16: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "nhiều nước quanh năm "
- A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- B. Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
- C. Khí hậu ôn đới lục địa.
- D. Khí hậu xích đạo.
Câu 17: Nhận định nào sau đây là không đúng?
- A. Nguồn nước ngầm ở các đồng bằng nhiều hơn ở miền núi.
- B. Nơi có lớp phủ thực vật phong phú lượng nước ngầm kém.
- C. Những khu vực địa hình dốc lượng nước ngầm thường rất ít.
- D. Những khu vực có lượng mưa lớn lượng nước ngầm rất dồi dào.
Câu 18: Biện pháp chủ yếu nhất để làm giảm tác hại của lũ trên các sông miền núi là?
- A. Đắp đập ngăn chặn dòng chảy.
- B. Xây dựng nhiều nhà máy thuỷ điện.
- C. Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn.
- D. Thường xuyên nạo vét lòng sông.
Câu 19: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ lớn vào mùa mưa và cạn vào mùa khô "?
- A. Khí hậu xích đạo.
- B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- C. Khí hậu ôn đới lục địa.
- D. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
Câu 20: Dựa vào tính chât của nước, hồ được chia thành
- A. hồ móng ngựa và hô băng hà.
- B. hồ miệng núi lửa và hồ kiến tạo.
- C. hồ móng ngựa và hô kiến tạo.
- D. hồ nước ngọt và hồ nước mặn.
Câu 21: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "tổng lượng nước sông hằng năm nhỏ , chủ yếu tập trung vào mùa đông "?
- A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- B. Khí hậu cận nhiệt gió mùa.
- C. Khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
- D. Khí hậu ôn đới lục địa.
Câu 22: Sông ngòi ở khí hậu nào dưới đây có đặc điểm "sông có lũ vào mùa xuân" ?
- A. Khí hậu ôn đới lục địa.
- B. Khí hậu cận nhiệt lục địa.
- C. Khí hậu nhiệt đới lục địa.
- D. Khí hậu nhiệt đới lục địa.
Câu 23: Mực nước lũ của các sông ngòi ở miền Trung nước ta thường lên rất nhanh do nguyên nhân nào ?
- A. Sông lớn, lòng sông rộng. Sông có nhiều phụ lưu cung cấp nước cho dòng sông chính.
- B. Sông nhỏ, dốc, nhiều thác ghềnh.
- C. Sông ngắn, dốc, lượng mưa lớn, tập trung trong thời gian ngắn.
- D. Sông lớn, lượng mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày.
Câu 24: Vòng tuân hoàn lớn thường gồm các quá trình nao sau đay?
- A.Bốc hơi - ngưng đọng và mưa.
- B. Bốc hơi - ngưng đọng, mưa, dòng chảy mặt.
- C. Bốc hơi - ngưng đọng, mưa, dòng chảy ngầm.
- D. Bốc hơi - ngưng đọng, mưa, dòng chảy mặt, dòng chảy ngầm.
Trắc nghiệm địa 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 28: Địa lí ngành trồng trọt (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra học kì 1 (P4)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất (P1)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng (P1)
- Trắc nghiệm địa 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất (P2)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 38: Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy – ê và kênh đào Pa –ra-ma
- Trắc nghiệm chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất
- Trắc nghiệm địa lý 10: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 2)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 24: Phân bố dân cư. Các loại hình quần cư và đô thị hóa (P2)