Trắc nghiệm địa lí 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cơ cấu lãnh thổ gồm
- A. toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
- B. toàn cầu và khu vực, vùng, dịch vụ
- C. công nghiệp - xây dựng, quốc gia.
- D. nông - lâm - ngư nghiệp, toàn cầu.
Câu 2: Bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu nền kinh tế, phản ánh trình độ phân công lao động xã hội và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là
- A. cơ cấu ngành kinh tế.
- B. cơ cấu thành phần kinh tế.
- C. cơ cấu lãnh thổ.
- D. cơ cấu lao động.
Câu 3: Nguồn lực là
- A. Tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có khả năng khai thác nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một lãnh thổ nhất định.
- B. Các điều kiện tự nhiên nhưng không thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
- C. Các điều kiện kinh tế - xã hội ở dưới dạng tiềm năng.
- D. Các tác động từ bên ngoài không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.
Câu 4: Nhân tố nào sau đây là căn cứ để phân loại nguồn lực.
- A. Vai trò.
- B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
- C. Mức độ ảnh hưởng.
- D. Thời gian.
Câu 5: Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới, nguồn lực có tính chất định hướng phát triển có lợi nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ giữa các quốc gia là
- A. Tài nguyên thiên nhiên.
- B. Vốn.
- C. Vị trí địa lí.
- D. Thị trường.
Câu 6: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành :
- A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.
- C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.
Câu 7: Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên được coi là nhân tố
- A. Cần thiết cho quá trình sản xuất.
- B. Quyết định tới việc sử dụng các nguồn lực khác.
- C. Tạo khả năng ban đầu cho các hoạt động sản xuất.
- D. Ít ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.
Câu 8: Nguồn lực kinh tế - xã hội quan trọng nhất, có tính quyết định đến sự phát triển kinh tế của một đất nước là
- A. Khoa học – kĩ thuật và công nghệ.
- B. Vốn.
- C. Thì trường tiêu thụ.
- D. Con người.
Câu 9: Cơ cấu kinh tế nào sau đây được hình thành dựa trên chế độ sở hữu?
- A. cơ cấu lãnh thổ.
- B. cơ cấu ngành kinh tế.
- C. cơ cấu thành phần kinh tế.
- D. cơ cấu lao động.
Câu 10: Thành phần nào sau đây không được xếp vào cơ cấu lãnh thổ một quôc gia?
- A. Vùng kinh tế.
- B. Khu chế xuất.
- C. Điêm sản xuất.
- D. Ngành sản xuất.
Câu 11: Cơ cấu ngành kinh tế không phản ánh
- A. trình độ phân công lao động xã hội.
- B. trình độ phát triển lực lượng sản xuất
- C. việc sử dụng lao động theo ngành.
- D. việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
Câu 12: Đặc điểm nổi bật về cơ cấu ngành kinh tế của các nước phát triển là
- A. nông - lâm - ngư nghiệp rất nhỏ, dịch vụ rất lớn.
- B. dịch vụ rất lớn, công nghiệp - xây dựng rất nhỏ.
- C. công nghiệp - xây dựng rất lớn, dịch vụ rất nhỏ.
- D. nông - lâm - ngư nghiệp rât lớn, dịch vụ rất nhỏ.
Câu 13: Trong các căn cứ sau đây căn cứ nào để phân loại nguồn lực?
- A. Vai trò và thuộc tính.
- B. Nguồn gốc và phạm vi lãnh thổ.
- C. Mức độ ảnh hưởng.
- D. Thời gian và công dụng.
Câu 14: Căn cứ vào yếu tố nào sau đây để phân chia thành nguồn lực trong nước và ngoài nước?
- A. Nguồn gốc.
- B. Phạm vi lãnh thổ.
- C. Mức độ ảnh hưởng.
- D. Thời gian.
Câu 15: Căn cứ vào nguồn gốc, nguồn lực được phân thành:
- A. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
- B. Điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế.
- C. Vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- D. Điều kiện tự nhiên, nhân văn, hỗn hợp.
Câu 16: Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh được rõ rệt điều gì sau đây?
- A.Trình độ phân công lao động xã hội.
- B. Trình độ phát triển lực lượng sản xuất
- C. Việc sử dụng lao động theo ngành.
- D. Việc sở hữu kinh tế theo thành phần.
Câu 17: Tất cả các yếu tố ở bên trong của một nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước đó, được gọi là
- A. nguồn lực tự nhiên.
- B. nguồn lực kinh tế - xã hội.
- C. nguồn lực bên trong.
- D. nguồn lực bên ngoài.
Câu 18: Vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ các nước khác ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội của một nước, được gọi là
- A. nguồn lực tự nhiên.
- B. nguồn lực tự nhiên – xã hội.
- C. nguồn lực từ bên trong.
- D. nguồn lực từ bên ngoài.
Câu 19: Cơ cấu nền kinh tế bao gồm:
- A. Nông – lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, dịch vụ.
- B. Toàn cầu và khu vực, quốc gia, vùng.
- C. Ngành kinh tế, thành phần kinh tế, cấu lãnh thổ.
- D. Khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 20: Phát biểu nào sau đây không đúng về nguồn lực?
- A. Là tổng thể các yếu tố trong và ngoài nước có thể được khai thác và không có sức ảnh hưởng đến sự phát triển của một lãnh thổ nhất định.
- B. Là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác để phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
- C. Là hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
- D. Là hệ thống vốn và thị trường có thể được khai thác nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Câu 21: Nguồn lực có thể được khai thác nhằm phục vụ cho
- A. sự tiến bộ xã hội của một lãnh thổ nhất định.
- B. nâng cao cuộc sống của một lãnh thổ nhất định.
- C. phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
- D. việc đảm bảo kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Câu 22: Ý nào không đúng về vai trò của nguồn lực tự nhiên ?
- A. Là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất.
- B. Vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ phát triển kinh tế.
- C. Quyết định sự phát triển của nền kinh tế và xã hội loài người.
- D. Sự giâu có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.
Câu 23: Tất cả các yếu tố ở bên trong của một đất nước, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước đó, được gọi là
- A. Nguồn lực tự nhiên.
- B. Nguồn lực kinh tế - xã hội.
- C. Nguồn lực bên trong.
- D. Nguồn lực bên ngoài.
Trắc nghiệm địa lí 10 bài 26: Cơ cấu nền kinh tế (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lý 10: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 3)
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái đất (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững
- Trắc nghiệm địa lí 10: Kiểm tra học kì 1 (P1)
- Trắc nghiệm Địa lí 10 Bài 27: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp... (P1) Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 27
- Trắc nghiệm địa 10 Bài 14: Thực hành đọc bản đồ sự phân hóa các đới và kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu…
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 31: Vai trò và đặc điểm của công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp. (P2)
- Trắc nghiệm địa lý 10: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 9)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số (P1)
- Trắc nghiệm địa lí 10 bài 38: Thực hành viết báo cáo ngắn về kênh đào Xuy – ê và kênh đào Pa –ra-ma
- Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa 10 bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất Địa lí 10 (P2)
- Trắc nghiệm địa 10 bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính (P2)