Đặt câu với từ xuýt xoa Tiếng Việt lớp 4

229 lượt xem

Đặt câu với từ xuýt xoa được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Bài hôm nay sẽ gợi ý trả lời câu hỏi đặt câu với từ xuýt xoa, ngoài ra giúp các em tìm hiểu về động từ, viết đoạn văn có sử dụng động từ, từ đó chuẩn bị tốt cho bài giảng sắp tới. Dưới đây là nội dung chi tiết, các em tham khảo nhé.

Câu hỏi: Đặt câu với từ xuýt xoa

Trả lời:

- Tôi có thể nghe rõ từng tiếng xuýt xoa trong căn phòng đó .

- Nhìn sự xinh đẹp của cô ấy, mọi người cứ xuýt xoa mãi.

1. Động từ

Động từ( ĐT ): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật. V.D: – Đi, chạy ,nhảy,… (ĐT chỉ hoạt động ) - Vui, buồn, giận, … (ĐT chỉ trạng thái )

Động từ (ĐT): ĐT là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.

VD: – Đi, chạy, nhảy,… (ĐT chỉ hoạt động ) - Vui, buồn, giận, … (ĐT chỉ trạng thái)

*Mấy lưu ý về động từ chỉ trạng thái:

- Đặc điểm ngữ pháp nổi bật nhất của động từ chỉ trạng thái là: nếu như động từ chỉ hoạt động, hành động có thể kết hợp với từ xong ở phía sau (ăn xong, đọc xong ,…) thì động từ chỉ trạng thái không kết hợp với xong ở phía sau (không nói: còn xong, hết xong, kính trọng xong, …). Trong Tiếng Việt có một số loại động từ chỉ trạng thái sau:

+ ĐT chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): còn, hết, có,…

+ ĐT chỉ trạng thái biến hoá: thành, hoá,…

+ ĐT chỉ trạng thái tiếp thụ: được, bị, phải, chịu,…

+ ĐT chỉ trạng thái so sánh: bằng, thua, hơn, là,…

- Một số “nội động từ” sau đây cũng được coi là động từ chỉ trạng thái: nằm, ngồi, ngủ, thức, nghỉ ngơi, suy nghĩ, đi, đứng, lăn, lê, vui, buồn, hồi hộp, băn khoăn, lo lắng,... Các từ này có một số đặc điểm sau:

+ Một số từ vừa được coi là động từ chỉ hành động, lại vừa được coi là động từ chỉ trạng thái.

+ Một số từ chuyển nghĩa thì được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tồn tại ).

VD : Bác đã đi rồi sao Bác ơi! (Tố Hữu)

Anh ấy đứng tuổi rồi.

* Một số từ mang đặc điểm ngữ pháp của TT (kết hợp được với các từ chỉ mức độ):

- Các "ngoại ĐT” sau đây cũng được coi là ĐT chỉ trạng thái (trạng thái tâm lí): yêu, ghét, kính trọng, chán, thèm, hiểu,…Các từ này mang đặc điểm ngữ pháp của TT, có tính chất trung gian giữa ĐT và TT.

- Có một số ĐT chỉ hành động dược sử dụng như một ĐT chỉ trạng thái.

VD : Trên tường treo một bức tranh.

Dưới gốc cây có buộc một con ngựa .

- ĐT chỉ trạng thái mang một số đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa giống như TT. Vì vậy, chúng có thể làm vị ngữ trong câu kể: Ai thế nào?

*Xem thêm về ĐT nội động và ĐT ngoại động:

- ĐT nội động :Là những ĐT hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, ngủ, đứng,… ). ĐT nội động không có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mà phải có quan hệ từ.

V.D1 : Bố mẹ rất lo lắng cho tôi

ĐT nội động Q.H.T Bổ ngữ

- ĐT ngoại động : là những ĐT hướng đến người khác, vật khác (xây, phá, đập , cắt,…). ĐT ngoại động có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.

V.D2 : Bố mẹ rất thương yêu tôi.

ĐT ngoại động Bổ ngữ

- Để phân biệt ĐT nội động và ĐT ngoại động, ta đặt câu hỏi: ai? cái gì? đằng sau ĐT. Nếu có thể dùng 1 bổ ngữ trả lời trực tiếp mà không cần quan hệ từ thì đó là ĐT ngoại động (V.D2), nếu không được thì đó là ĐT nội động (V.D 1)

Hỏi: yêu thương ai? > yêu thương tôi.

Lo lắng cho ai? > lo lắng cho tôi. (không thể hỏi: lo lắng ai?)

*Cụm động từ:

- ĐT thường kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh (ở phía trước )và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm động từ. Cụm động từ là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều ĐT phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm ĐT mới trọn nghĩa.

Trong cụm ĐT, các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho ĐT các ý nghĩa: quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự; sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động; sự khẳng định hoặc phủ định hành động,…Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho ĐT các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động.

2. Viết đoạn văn có sử dụng động từ

Mẫu 1

"Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình" Đây là câu nói rất hay mà Bác Hồ đã dành tặng cho tầng lớp thiếu niên chúng ta, ý nhắc bảo chúng ta hãy tập trung học tập thật tốt là sẽ trở thành một con người tốt. Là một thành viên trong đoàn trường, em càng phấn đấu mình hơn để có thể làm tấm gương cho các bạn noi theo. Em cố gắng học tập một cách chăm chỉ nhất, làm mọi công việc theo quy định của trường lớp đã đề ra. Hằng ngày, em vẫn thường đốc thúc các bạn đi học và làm bài tập đầy đủ. Trong lớp em thường xuyên giơ tay phát biểu, xây dựng bài. Những lúc cô giảng, em chăm chú nghe một cách say sưa như nghe những câu chuyện của bà vậy. Em rất mong mình có thể là một tấm gương để mọi người noi theo.

Mẫu 2

Sáng sớm khi ông mặt trời đang từ từ nhô từ phía đằng đông ấy là lúc một ngày làm việc bắt đầu. Những đám mây trên bầy trời đang lững lờ trôi. Cánh đồng lúa khoác trên mình tấm áo màu xanh trải dài tít tắp đến tận chân trời. Những hạt sương long lanh còn đọng lại trong veo long lanh như những biên pha lê quý hiếm. Thỉnh thoảng trên cánh đồng ta bắt gặp vài chú cò bay lả kiếm mồi. Những người nông dân bắt đầu một ngày mới làm việc trên ruộng đồng. Cả ngôi làng bắt đầu tấp nập, rộn ràng đón chào ngày mới.

Đặt câu với từ xuýt xoa được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu sẽ giúp ích cho các em nắm chắc nội dung của bài, ngoài ra việc tham khảo bài văn mẫu sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng hay cho bài văn của mình. Chúc các em học tốt, ngoài việc tham khảo tài liệu trên các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

Cập nhật: 07/06/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội