Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội (bài 17-trang 8-9) và xác định luận điểm luận cứ cách lập luận trong bài
3. Luyện tập về văn nghị luận
a. Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội (bài 17-trang 8-9) và xác định luận điểm luận cứ cách lập luận trong bài.
b. Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn: Phải chăng Thật thà là cha dại?
Bài làm:
a. Luận điểm : Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
Luận cứ :
- Có thói quen tốt và thói quen xấu
- Có người biết phân biệt tốt xấu, như vì đã thành thói quen rất khó bỏ, khó sửa
- Tạo được thói quan tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ
Lập luận :
- Luôn dậy sớm …là thói quen tốt
- Hút thuốc lá…..là thói quen xấu
- Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày ….
- Có nên xem lại mình ngay từ mỗi người
b. Tìm hiểu đề:
Về nội dung: yêu cầu em hiểu lời khuyên đúng hay sai trong câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”. Bài viết của em cần cho thấy: lời khuyên về cách sống khôn ngoan có thể đúng nhất thời trong một số việc, những sống thật thà, chân thật mới đem lại lợi ích lâu dài; khôn ngoan là thủ thuật sông, thật thà là đạo đức sống. Do đó, em cần bàn luận mở rộng để thấy tính hai mặt của câu tục ngữ này. Cùng với lí lẽ, em phải dùng thực tế đời sống để làm rõ hai mặt đó của đó của câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”.
Về hình thức, đề bài yêu cầu em viết bài văn nghị luận kết hợp giải thích với chứng minh và bàn luận mở rộng để cho thấy nhận thức toàn diện về câu tục ngữ này, lời văn chính xác, rõ ràng
Lập làn ý:
1. Mở bài: Nêu vấn đề cần bàn luận từ câu tục ngữ “Thật thà là cha dại”: sống thật thà là dại hay không?
2.Thân bài:
Giải: giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Thật thà là tự bộc lộ mình một cách tự nhiên như vốn có, không giả dối, không giả tạo.
- Dại là dại dột, trái nghĩa với khôn ngoan, chỉ ý nghĩ, hành động, lời nói không đem lại an toàn, lợi ích cho bản thân
- Cha là người đứng đầu trong gia đình; cha dại là đứng đầu sự dại dột
=> Ý nghĩa cả câu: thật thà trong cuộc sống là dại.
Bình: Khẳng định tính đúng sai của vấn đề nghị luận:
Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?
- Thật thà là đức tính quý báu,giúp cuộc sống chúng ta trở nên tươi đẹp hơn,dễ gần với mọi người hơn.
- Thật thà là cách giúp mối quan hệ giữa người với người,cộng đồng xã hội gần gũi với nhau hơn.
- Giúp bản thân hoàn thiện nhân cách. -Được người khác tin tưởng
Luận: Bàn luận mở rộng: Bài học về sự khôn ngoan trong câu tục ngữ trên có thể đúng một phần nhưng không hoàn toàn đúng. Câu tục ngữ này có mặt tích cực và mặt hạn chế.
- Có việc cần phải khôn khéo để giải quyết mới thành công (liên hệ thực tế: (kinh tế, học hành,...).
- Nhiều việc chỉ giải quyết bằng “thật thà” (liên hệ chuyện tình cảm, học tập, rèn luyện,... là một quá trình, cần bền bỉ, trung thực).
- Thật thà là đạo đức sống có lợi lâu dài; khôn ngoan là kỹ thuật sống chỉ lợi trước mắt. (dẫn chứng)
Rút: Rút ra bài học:
- Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói.
- Thật thà đúng thời điểm:" Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"
3. Kết bài:
- Khái quát mặt tích cực và mặt hạn chế của câu tục ngữ này.
- Liên hệ bản thân: cần sống chân thật trọng học tập, tình bạn,...
Xem thêm bài viết khác
- Giới thiệu về quốc kì quốc ca Việt Nam.
- Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách...
- Giải thích ý nghĩa nhan đề của các văn bản sau: Cuộc chia tay của những con búp bê, một thứ quà của lúa non: Cốm
- Giải thích tên người, tên địa danh, phong tục được in đậm trong các câu tục ngữ, ca dao sau :
- Thực hiện một trong hai yêu cầu dưới đây, sau đó trao đổi với các nhóm khác để nhận xét đánh giá:
- (1) Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ....
- Trao đổi để thống nhất khái niệm về các thể loại văn học dưới đây :
- d. Đọc phần lưu ý, phân tích yêu cầu và cách viết văn bản báo cáo.
- Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện hệ thống các văn bản đã học ( các nhóm vẽ xong, cử đại diện trình bày trước lớp ).
- Hoàn thành bảng sau và cho biết : Trạng ngữ có thể bổ sung cho câu những nội dung gì ?
- Dựa vào chủ đề của bài học, có thể chia tám câu tục ngữ trên thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Hãy đặt tên cho từng nhóm.....
- Soạn văn 7 VNEN bài 33: Chương trình địa phương