Giải thích ý nghĩa nhan đề của các văn bản sau: Cuộc chia tay của những con búp bê, một thứ quà của lúa non: Cốm
2. Giải thích ý nghĩa nhan đề của các văn bản sau:
- Cuộc chia tay của những con búp bê
- Một thứ quà của lúa non: Cốm
Bài làm:
Cuộc chia tay của những con búp bê có ý nghĩa:
Tác giả sử dụng 2 đồ vật có thực trong cuộc sống tạo nên câu chuyện về tình cảm anh em trong gia đình. Búp bê là đồ chơi của hai anh em Thành và Thủy, chúng gắn bó vói tuổi thơ của các em là những đồ vật vô tri vô giác nhưng cũng có tình cảm giống như con người.Những con búp bê vô tội kia đâu có lỗi lầm gì mà chúng phải chia tay nhau? Hai anh em Thành và Thủy đã phải chia tay nhau nên thủy cũng không muốn ngững con búp bê phải chia tay nhau. Cuối cùng những con búp bô đã không phải xa nhau nhờ tình yêu thương của người em. Qua nhan đề câu chuyện, tác giả muốn ca ngợi tấm lòng vị tha, sự bao dung của những đứa trẻ ngày cả trong tình huống bi đát nhất, tình cảm thiêng liêng trong gia đình và tình anh em ruột thịt. Tác giả muốn nhắn nhủ: đừng vì bất cứ lí do gì mà tổn hại đến tình cảm trong sáng, vô tư ấy. Hãy bảo vệ và vun đắp hạnh phúc gia đình.
Một thứ quà của lúa non: Cốm có ý nghĩa:
Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Từ những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất làm nên nguyên liệu thơm ngon của cốm. Cốm quả là thứ quà rất độc đáo, là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt. Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy
Xem thêm bài viết khác
- Trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã lập luận theo trình tự từ những nhận xét khái quát đến
- Xác định chủ ngữ của mỗi câu sau. Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu sau khác nhau ở chỗ nào?
- Văn bản hành chính( hành chính- công vụ) : Nêu đặc điểm của văn bản hành chính, cách làm một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo
- Soạn văn 7 VNEN bài 31: Ôn tập tổng hợp
- Sắp xếp các câu sưu tập được theo thứ tự từng thể loại( ca dao, tục ngữ) và theo chủ đề.
- Yếu tố nào không thuộc đặc trưng của văn bản nghị luận?
- Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
- Viết một đoạn văn ngắn ( từ 3-5 dòng ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước, trong đó có sử dụng trạng ngữ để mở rộng câu....
- d. Đọc phần lưu ý, phân tích yêu cầu và cách viết văn bản báo cáo.
- Nêu các bước thực hiện các đề sau: Đề 1: Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:" Có công mài sắt có ngày lên kim"...
- Hoàn thành bảng sau và cho biết : Trạng ngữ có thể bổ sung cho câu những nội dung gì ?
- Soạn văn 7 VNEN bài 29: Ôn tập văn bản văn học