Sưu tầm một văn bản lập luận giải thích và tìm hiểu về cách triển khai vấn đề được đặt ra trong văn bản

  • 1 Đánh giá

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm một văn bản lập luận giải thích và tìm hiểu về cách triển khai vấn đề được đặt ra trong văn bản

Bài làm:

VD: Sưu tầm được bài: Bàn về việc đọc sách.

Vấn đề được đề cập đến là bàn về việc đọc sách

a. Mở bài: Giới thiệu qua về bài viết “Bàn về đọc sách” của tác giả Chu Quang Tiềm: “Bàn về đọc sách” là một bài viết thể hiện được cái nhìn sâu sắc về việc đọc sách của các bạn trẻ ngày nay. Bài viết này đã chỉ rõ được ba nội dung lớn của việc đọc sách là: Mục đích? Cái khó? Và phương pháp đọc sách?

b. Thân bài:

Trong bài viết “Bàn về đọc sách” tác giả Chu Quang Tiềm đã nêu rõ ba luận điểm của mình

Mục đích của đọc sách là gì?

  • Đọc sách nhằm tích lũy kiến thức, đọc nhiều, hiểu nhiều sẽ giúp cho con người chúng ta mở mang đầu óc. Có như vậy chúng ta mới có nhiều trí tuệ giúp ích cho con người, cho xã hội.

Tại sao chúng ta phải đọc sách?

  • Sách là nguồn tài liệu vô cùng phong phú. Nó cung cấp cho chúng ta nguồn tri thức vô cùng quý giá.
  • Con người muốn thành công thì phải đọc nhiều sách, để có thêm nhiều tri thức, mở mang đầu óc, tiếp thu nguồn khoa học kỹ thuật vận dụng vào cuộc sống.
  • Những ai không đọc sách là xóa bỏ hết những thành tựu của một nền văn hóa, sẽ trở thành người lạc hậu, bị nhân loại bỏ lại phía sau.
  • Sách chính là tinh hoa tri thức của nhân loại cô đọng thành những con chữ lưu giữ cho người đời sau kế thừa, phát huy. Đọc sách chính là việc chúng ta hưởng thụ những thành quả tri thức mà lớp người đi trước đã để lại cho con cháu.

Những cái khó khăn của việc đọc sách là gì?

  • Hiện nay sách càng ngày càng trở nên phong phú, rất nhiều loại, nhiều tác giả, nhiều nguồn. Nên cái cái khó khăn đầu tiên của việc đọc sách là việc lựa chọn sách phù hợp Việc lựa chọn sách là một việc vô cùng khó.
  • Bởi biển người mênh mông nguồn tri thức từ sách vở mang lại là vô cùng lớn, nhưng việc lựa chọn được một cuốn sách hay, phù hợp hữu ích lại vô cùng khó.

Đọc sách cũng là nghệ thuật?

  • Đọc làm sao để hiểu biết, hiểu thấu đáo những gì mà người viết muốn truyền tải tới người đọc là điều không dễ chút nào.

Làm thế nào để có phương pháp đọc sách tốt?

  • Theo tác giả Chu Quang Tiềm thì chúng ta không cần đọc quá nhiều sách mà nên đọc kỹ, vừa đọc, vừa ngẫm nghĩ để hiểu được rõ ràng người viết muốn nói gì trong cuốn sách. “Đọc lướt qua 10 quyển không bằng đọc 10 lần một quyển” đọc thật kỹ nghiền ngẫm tư duy một quyển sách hay, đó chính là phương pháp đọc tốt nhất.
  • Tác giả chỉ rõ rằng đọc nhiều chưa hẳn là tốt, là vinh dự đáng tự hào, đọc ít cũng không có gì là xấu hổ, mà phải đọc kỹ, đọc và suy nghĩ, tập thành nếp, suy nghĩ phân tích những gì mình đã đọc, đang đọc.

c. Kết bài:

  • Văn hóa đọc không còn là đề tài gì mới lạ, nhưng cách viết của Chu Quang Tiềm có sức thuyết phục với người đọc người nghe, bởi lý luận chặt chẽ, dễ hiểu, dễ tiếp thu.
  • “Bàn về đọc sách” là một bài viết hay thảo luận về một vấn đề đang bị giới trẻ lãng quên trong thời gian gần đây, do mạng internet phát triển. Nhiều bạn trẻ giờ không còn thói quen đọc sách nữa, mà chỉ thích tham gia mạng xã hội, chơi game hoặc đọc truyện tranh…Văn hóa đọc là một văn hóa đặc sắc cần phải phát huy và giữ gìn nó.
  • 40 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm VNEN văn 7 tập 2