Dựa vào chủ đề của bài học, có thể chia tám câu tục ngữ trên thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Hãy đặt tên cho từng nhóm.....
B. Hoạt động hình thành kiến thức.
1. Đọc các câu tục ngữ sau:
a | Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng Ngày tháng mười chưa cười đã tối |
b | Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa |
c | Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ |
d | Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt |
e | Tấc đất tấc vàng |
g | Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền |
h | Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống |
l | Nhất nhì, nhì thục |
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Dựa vào chủ đề của bài học, có thể chia tám câu tục ngữ trên thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Hãy đặt tên cho từng nhóm.
b. Hoàn thành các phiếu học tập sau đây:( nhóm 1,2 hoàn thành phiếu số 1;nhóm 3,4 hoàn thành phiếu số 2)
Bài làm:
a. Có thể chia thành các nhóm:
- Tục ngữ về thiên nhiên: a, b, c, d.
- Tục ngữ về lao động xã hội, con người: e,g,h,i
b. Nhóm 1: Nhóm về những câu tục ngữ thiên nhiên:
a.
- Nội dung: Tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm. Còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.
- Dựa vào cơ sở: dựa vào cơ sở thực tiễn, quan sát trải nghiệm thực tế.
- Ý nghĩa thực tiễn: người dân áp dụng vào mỗi vụ mùa, phân bổ thời gian hợp lí.
b.
- Nội dung: Khi trời đêm nhiều sao thì dự báo những ngày sau trời nắng, khi trời vắng, ít sao thì dự báo những ngày sau trời mưa.
- Dựa vào cơ sở: quan sát thực tế.
- Ý nghĩa thực tế: dự báo thiên nghiên, sắp xếp công việc.
c.
- Nội dung: Khi bầu trời chiều tà có màu ráng mỡ gà thì khi ấy dự báo chuẩn bị có bão.
- Dựa vào cơ sở: quan sát thực tế.
- Ý nghĩa: dự báo thiên tai để mọi người phòng chống.
d.
- Nội dung: vào tháng 7, khi kiến bò nhiều thì dự báo sắp lũ.
- Dựa vào cơ sở: quan sát, thực tiễn hằng ngày.
- Ý nghĩa: Nhìn vào sự thay đổi của các loài động vật, phòng chống thiên tai
Nhóm 2: Nhóm câu tục ngữ về sản xuất lao động, con người
e.
- Nội dung: Đất đá quý và có giá trị như vàng bởi đất nuôi sống con người, có tiềm năng khai thác lớn.
- Ý nghĩa: khuyên nhủ mọi người biết quan tâm bảo vệ, giữ gìn đất, không được làm cho ruộng đồng, vườn tược… bị bạc màu, khô xác, cằn cỗi. Không ai được lãng phí hoặc bỏ hoang đất.
g.
- Nội dung: Nhất canh trì ở đây có nghĩa nhất là nghề nuôi cá, “trì” ở đây có nghĩa là ao, muốn nói đến ao thả cá, “Nhị canh viên” là đang nói tới nghề làm vườn, và nghề thứ ba được nhắc tới chính là nghề làm ruộng- nghề nghiệp không thể thiếu của một nước nông nghiệp lâu đời như nước ta.
- Ý nghĩa: khuyên giải con cháu trong cách chọn nghề nhưng dù thế nào cũng không nên áp dụng quá cứng nhắc, máy móc mà cần kết hợp với điều kiện, hoàn cảnh nơi mình đang sống để chọn cho bản thân lựa chọn đúng đắn nhất.
h.
- Nội dung: thứ tự cần thiết khi trồng lúa nước để được bội thu . Nhất nước là nước là quang trọng bậc nhất , nhì phân là thứ hai là phân bón phải bón đủ đạm và bón đúng thời điểm , tam cần là thứ 3 cần sự chăm sóc của nông nhân , phải phun thuuốc diệt cỏ đúng thời điểm và thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu rầy để phun thuốc bảo vệ , tứ giống là thứ 4 là lúa giống phải thích hợp với thổ nhưỡng và kịp thời vụ.
- Ý nghĩa: dạy ta những yếu tố cần thiết để tạo nên mùa màng bội thu. quan trọng nhất là nước, thứ hai là phân thứ ba là sự chăm sóc của người nông dân và cuối cùng là giống tốt và chọn giống phù hợp với đất trồng
i.
- Nội dung: Nhất thì : quan trọng nhất là thời gian, phải trồng cây đúng thời vụ thì cây mới có sản lượng cao , "Nhì thục" : Thục là đất, đất đai phải tốt, được chăm bón, tơi, ẩm
- Ý nghĩa: Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ, đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với cây trồng
Xem thêm bài viết khác
- Soạn văn 7 VNEN bài 26: Sống chết mặc bay
- Soạn văn 7 VNEN bài 29: Ôn tập văn bản văn học
- Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự Việt Nam đầu thế kỉ XX (Ví dụ: truyện ngắn Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn)...
- Văn bản sau là văn bản tự sự hay nghị luận? Vì sao?
- Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết giấy đề nghị?
- Đọc đoạn trích dưới đây và điền dấu câu thích hợp và điền dấu câu thích hợp vào ô trống :
- Khi sưu tầm tục ngữ, ca dao, dân ca, em sắp xếp theo những tiêu chí nào dưới đây ? Nêu một số câu ca dao theo tiêu chí em lựa chọn...
- Bổ sung luận cứ cho các kết luận sau:
- Bài văn nghị luận:” Bàn về tinh thần tự học của học sinh Trung học cơ sở hiện nay.” Dựa trên dàn bài mà em hoặc bạn đã lập trên lớp.
- Theo em cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của dân tộc ?
- Thế nào là văn nghị luận? Mục đích, tác dụngcủa văn nghị luận là gì? Bài văn nghị luận thường có bố cục như thế nào?
- Xác định các câu đơn trong đoạn trích dưới đây và hoàn thành bảng sau :