Em hãy tìm hiểu sự ra đời của bảng tuần hoàn hóa học và thân thế sự nghiệp của nhà bác học Nga D. I. Men - đê - lê - ép.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Em hãy tìm hiểu sự ra đời của bảng tuần hoàn hóa học và thân thế sự nghiệp của nhà bác học Nga D. I. Men - đê - lê - ép.
Bài làm:
Dmitri Ivanovich Mendeleev (1834-1907) - cha đẻ của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sinh tại thành phố Tobolsk (Siberia), là một nhà hóa học và nhà phát minh người Nga.
Ông được coi là người tạo ra phiên bản đầu tiên của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, một bước ngoặt lớn trong lịch sử nghiên cứu hoá học. Sử dụng bảng tuần hoàn này, ông đã dự đoán các tính chất của các nguyên tố còn chưa được phát hiện. Ông cũng là người phát hiện nhiệt độ sôi tới hạn. Mendeleev cũng có những đóng góp quan trọng khác cho hoá học. Nhà hoá học và lịch sử khoa học Nga L.A. Tchugayev đã coi ông là "một nhà hoá học thiên tài, nhà vật lý hàng đầu, một nhà nghiên cứu nhiều thành quả trong các lĩnh vực thuỷ động lực học, khí tượng học, địa chất học, một số nhánh của công nghệ hoá học (ví dụ chất nổ, hoá dầu, và nhiên liệu) và những ngành khác gần với hoá học và vật lý, một chuyên gia tinh thông về công nghiệp hoá học và công nghiệp nói chung, và một nhà tư tưởng độc đáo trong lĩnh vực kinh tế." Mendeleev là một trong những người sáng lập, năm 1869, Viện Hoá học Nga. Ông đã làm việc về lý thuyết và thực hành chủ nghĩa bảo hộ thương mại và về nông nghiệp.
Lịch sử: Vào trước năm 1869 người ta đã phát hiện được khá nhiều nguyên tố hóa học, thế nhưng người ta vẫn chưa biết giữa các nguyên tố liệu có mối quan hệ gì với nhau không. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu , tìm ra cách phân loại các nguyên tố nhưng chưa ai tìm được nguyên tắc phân loại đúng đắn nên quy luật thay đổi tính chất của các nguyên tố vẫn còn là một câu đố. Vào năm 1869, giáo sư trường đại học Peterbourg là Mendeleev (1834 - 1907) đã tiến hành nghiên cứu việc phân loại các nguyên tố. Cuối cùng Mendeleev đã phát hiện ra sự thay đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố theo khối lượng nguyên tử (thời đó người ta gọi là nguyên tử lượng) của chúng. Vào năm 1869 Mendeleev chính thức công bố bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố
Xem thêm bài viết khác
- Một bếp điện hoạt động bình thường khi được mắc vào hiệu điện thế 220V và khi đó bếp có điện trở 48,4 ôm. Tính công suất điện của bếp điện
- Giải câu 3 trang 126 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Giải câu 2 trang 104 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- Giải câu 78 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2
- 1. Đọc thông tin sau đây, vẽ sơ đồ giải thích các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh được tạo ra bằng cách nào?
- Nêu các biện pháp sử dụng điện an toàn và tiết kiệm.
- Khoa học tự nhiên 9 bài 55: Máy ảnh, mắt và kính lúp
- Nhận xét giá trị thương số U/I đối với từng dây dẫn và với các dây dẫn khác nhau.
- Nếu mắc hai đầu A và B của cuộn dây này nối tiếp vào mạch điện thì khi dịch chuyển con chạy C, biến trở có tác dụng thay đổi điện trở không? Vì sao?
- Một số hóa chất được để trên ngăn tủ phòng thí nghiệm có khung bằng thép. Sau một thời gian thấy khung kim loại bị gỉ. Hóa chất nào trong các hợp chất cho dưới đây gây ra hiện tượng trên?
- Một dây dẫn bằng niken dài 20 m, tiết diện 0,05 mm vuông. Điện trở của dây dẫn này là....
- Giải câu 6 trang 66 khoa học tự nhiên VNEN 9 tập 2