Giải bài 15 sinh 9: ADN
Menđen gọi nhân tố di truyền là vật chất quy định nên các tính trạng của cơ thể sinh vật. Và với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, kính hiển vi và kính siêu vi ra đời, các nhà khoa học đã qua sát và đưa ra được vật chất di truyền trong cơ thể ở cấp độ tế bào là NST, cấp độ phân tử là ADN. Sau đây, KhoaHoc tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập.
A. Lý thuyết
I. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN
- ADN (axit deoxiribonucleic) là một loại axit nucleic, cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P
- ADN là đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
- Mỗi phân tử gồm hàng vạn, hàng triệu đơn phân
- Đơn phân là các nucleotit: A, T, G, X
- Tính chất của ADN:
- Tính đa dạng: khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nucleotit có thể tạo vô số các ADN
- Tính đặc thù: mỗi phân tử ADN đặc trưng bởi số lượng, trình tự sắp xếp và thành phần các nucleotit
II. Cấu trúc không gian của phân tử ADN
Mô hình cấu trúc không gian của ADN do J.Oatxon và F.Crick công bố:
- ADN là chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch song song, xoắn phải (ngược chiều kim đồng hồ)
- Các Nu giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết H theo nguyên tắc bổ sung: A liê kết với T bằng 2 liên kết H, G liên kết với X bằng 3 liên kết H
- Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, cao 34 Angxtron, đường kính vòng xoắn 20 angxtron
- Chỉ số ADN: (A + T)/ (G + X) đặc trưng cho từng loài, từng cá thể
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN.
Câu 2: Vì sao ADN có cấu tạo đa dạng và đặc thù?
Câu 3: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?
Câu 4: Trang 47 - sgk Sinh học 9
Một đoạn mạch đơn cùa phân tủ ADN có trình tự sắp xếp như sau:
A-T-G-X-T-A-G-T-X
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
Câu 5: Trang 47 - sgk Sinh học 9
Tính đặc thù của mỗi đoạn ADN do yếu tố nào sau đây quy định?
a. Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp cùa các nuclêôtit trong phân tử
b. Hàm lượng ADN trong nhân tế bào
c. Tỉ lệ A+T/G+X trong phân tử
d. Cả b và c
Câu 6: Trang 47 - sgk Sinh học 9
Theo NTBS thì những trường hợp nào sau đây là đúng?
a. A + G = T + X
b. A + T = G + X
c. A = T; G = X
d. A + T + G = A + X + T
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 5 Sinh 9
- Giải bài 15 sinh 9: ADN
- Giải bài 2 Sinh 9
- Giải bài 1 Sinh 9
- Tính đa dạng và đặc thù của protein do những yếu tố nào xác định?
- Ý nghĩa của việc phát triển dân số hợp lí của mỗi quốc gia là gì?
- Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì ? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó đế nghiên cứu sự di truyền một sô tính trạng ở người ?
- Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ.
- Giải bài 16 sinh 9: ADN và bản chất của gen
- Tại sao những diễn biến của NST trong kì sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST
- Giải sinh học 9 bài 39: Thực hành Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
- Giải bài 23 sinh 9: Đột biến số lượng NST