Giải bài 23 vật lí 9: Từ phổ Đường sức từ
Thế nào là từ phổ, thế nào là từ trường? Để hiểu rõ hơn về điều đó, KhoaHoc xin chia sẻ bài Từ phổ - Đường sức từ thuộc chương trình SGK lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Từ phổ
- Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức từ. Có thể thu được từ phổ bằng cách rắc mạt sắt lên tấm nhựa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
- Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu.
II. Đường sức từ
- Đường sức từ cho phép ta biểu diễn từ trường.
- Các kim nam châm nối đuôi nhau dọc theo đường sức từ. Cực Bắc của kim này nối với cực nam của kim kia.
- Các đường sức từ có chiều nhất định. Ở bên ngoài thanh nam châm, chúng là những đường cong đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam của nam châm.
- Nơi nào có từ trường mạnh thì đường sức từ dày, nơi nào có từ trường yếu thì đường sức từ thưa.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 63 - SGK vật lí 9
Rắc đều một lớp mạt sắt lên tấm nhựa trong, phẳng. Đặt tấm nhựa này lên trên một thanh nam châm rồi gõ nhẹ. Quan sát hình ảnh mạt sắt vừa được tạo thành trên tấm nhựa (hình 23.1).
Các mạt sắt xung quanh nam châm được sắp xếp như thế nào?
Câu 2: Trang 63 - SGK vật lí 9
Nhận xét về sự sắp xếp của các kim nam châm nằm dọc theo một đường sức từ (hình 23.3).
Câu 3: Trang 64 - SGK vật lí 9
Đường sức từ có chiều đi vào cực nào và đi ra cực nào của thanh nam châm?
Câu 4: Trang 64 - SGK vật lí 9
Hình 23.4 cho ta hình ảnh từ phổ của nam châm chữ U. Dựa vào đó, hãy vẽ các đường sức từ của nó. Nhận xét về dạng các đường sức từ ở khoảng giữa hai từ cực.
Câu 5: Trang 64 - SGK vật lí 9
Biết chiều một đường sức từ của thanh nam châm như trên hình 23.5. Hãy xác định tên các từ cực của thanh nam châm ?
Câu 6: Trang 64 - SGK vật lí 9
Hình 23.6 cho hình ảnh hai từ phổ của hai nam châm đặt gần nhau. Hãy vẽ một số đường sức từ và chỉ rõ chiều của chúng.
Xem thêm bài viết khác
- Một bóng đèn có điện trở
- Cần mắc thiết bị gì cho mỗi dụng cụ điện để ngắt mạch tự động khi đoản mạch?
- Giải câu 4 bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều sgk Vật lí 9 trang 97
- Quan sát lại thí nghiệm ở hình 42.2 và cho biết điểm hội tụ F của chùm tia ló nằm trên đường thẳng chứa tia tới nào ? Hãy biểu diễn chùm tia tới và chùm tia ló trong thí nghiệm này trên hình 42.4 sgk Vật lí 9 trang 114
- Hướng dẫn giải câu 4 bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- Giải câu 6 bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng sgk Vật lí 9 trang 89
- Giải câu 7 bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ sgk Vật lí 9 trang 118
- Giải câu 12 bài 39: Tổng kết chương II: Điện từ học sgk Vật lí 9 trang 106
- Hãy chứng tỏ rằng không hứng được ảnh của vật ở trên màn. Hãy quan sát ảnh của vật qua thấu kính và cho biết đó là ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều, lớn hơn hay nhỏ hơn vật sgk Vật lí 9 trang 116
- Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu ? sgk Vật lí 9 trang 133
- Giải bài 24 vật lí 9: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
- Việc truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu dùng được thực hiện như thế nào ? Việc truyền tải đó có gì thuận lợi hơn việc vận chuyển than đá, dầu lửa, khí đốt. sgk Vật lí 9 trang 160