Giải bài 29 vật lí 7: An toàn khi sử dụng điện
Sử dụng điện như thế nào là an toàn ? Để trả lời câu hỏi này, KhoaHoc xin chia sẻ bài An toàn khi sử dụng điện thuộc chương trình SGK lớp 7. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thế 40V trở lên là nguy hiểm với cơ thể người.
- Cầu chì tự động ngắt mạch khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt khi đoản mạch.
- Phải thực hiện các quy tắc an toàn khi sử dụng điện:
- Chỉ làm thí nghiệm vứi các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V
- Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
- Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dân "nóng" và dây "nguội". Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. Vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất có hiệu điện thế 220V và là nguy hiểm đối với cơ thể người. Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.
- Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài
Trang 82 - sgk vật lí 7
Nhớ lại thí nghiệm với bút thử điện ở bài 22.
Tay cầm bút thử điện phải như thế nào thì bóng đèn của bút thử điện sáng ?
Lắp mạch điện với mô hình "người điện" (là 1 vật dẫn điện) như hình 29.1, một đầu của bóng đèn pin nối với nguồn điện, đầu kia của đèn ở phía sau người điện được nối vào chốt 1.
Đóng công tắc, chạm đầu 2 vào bất cứ chỗ nào của "người điện" và quan sát bóng đèn.
Nhận xét: Viết đầy đủ câu dưới đây:
Cơ thể người là một vật dẫn điện. Dòng điện có thể......cơ thể người, khi người ta chạm vào mạch điện tại.....vị trí nào của cơ thể.
Trang 83 - sgk vật lí 7
So sánh I1 với I2 và nêu nhận xét: Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có cường độ......
Hãy nêu các tác hại của hiện tượng đoản mạch.
Trang 83 - sgk vật lí 7
Quan sát sơ đồ mạch điện hình 29.3 và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với cầu chì khi đoản mạch.
Trang 83 - sgk vật lí 7
Quan sát các cầu chì trong hình 29.4 hoặc các cầu chì thật. Hãy cho biết ý nghĩa số ampe ghi trên mỗi cầu chì.
Trang 83 - sgk vật lí 7
Xem lại bảng cường độ dòng điện ở bài 24, cho biết nên dùng cầu chì ghi bao nhiêu ampe cho mạch điện thắp sáng bóng đèn.
Hướng dẫn giải bài tập cuối bài
Bài tập 6: trang 84 - sgk vật lí 7
Hãy viết một câu cho biết có gì không an toàn điện và cách khắc phục cho mỗi hình 29.5a,b và c.
Xem thêm bài viết khác
- Vật lý 7: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 8)
- Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Quả cầu bấc lệch càng ....., chứng tỏ biên độ dao động của mặt trống càng ......., tiếng trống càng........
- Hãy quan sát và nêu đặc điểm của mỗi loại chùm sáng. "giao nhau, không giao nhau, loe rộng ra"
- Giải thích vì sao đứng ở nơi có nhật thực toàn phần ta lại không nhìn thấy Mặt Trời và thấy trời tối lại (hình 3.3 SGK) ?
- Hãy nêu ví dụ chứng tỏ rằng âm có thể truyền trong môi trường lỏng?
- Đáp án câu 4 đề kiểm tra học kỳ 2 (Phần 8) Vật lý 7
- Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp như thế nào ? Và tần số lớn, nhỏ ra sao ?
- Vật nào phát ra âm ? Vật có rung động không ? Nhận biết điều đó bằng cách nào?
- Hình nào trong các hình 15.1, 15.2, 15.3 thể hiện tiếng ồn tới mức ô nhiễm tiếng ồn ? Vì sao em biết ?
- Hãy kể tên một số dụng cụ, thiết bị thường dùng được đốt nóng khi có dòng điện chạy qua. sgk Vật lí 7 trang 60
- Hãy kể tên các nguồn điện có trong hình 19.2 và một vài nguồn điện khác mà em biết sgk Vật lí 7 trang 54
- Giải bài 25 vật lí 7: Hiệu điện thế