Giải bài 30 hóa học 12: Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Nhằm áp dụng kiến thực lí thuyết vào thực tiễn. KhoaHoc chia sẻ tới các bạn Bài 30: Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.
Nội dung bài học gồm hai phần:
- Lý thuyết tính chất hóa học của natri, magie, nhôm và các hợp chất của chúng
- Giải các thí nghiệm trong SGK
A. Lý thuyết
1. Tính chất hóa học của natri và hợp chất của natri
a, Na có tính khử mạnh: Na → Na+ + e
Ví dụ:
- Cháy trong oxi: 2Na + O2 → Na2O2 (natri peoxit)
- Tác dụng với nước: 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
- Tác dụng với dung dịch axit: 2Na + 2HCl → 2NaCl + H2
b, Hợp chất của Natri
- NaOH: Là bazơ mạnh tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt
NaOH → Na+ + OH-
- NaHCO3: là hợp chất lưỡng tính
Tác dụng với axit: NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Tác dụng với bazơ: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
2. Tính chất hóa học của Magie
Mg có tính khử mạnh: Mg → Mg2+ + 2e
Ví dụ:
- Tác dụng với phi kim: 2Mg + O2 → 2MgO
- Tác dụng với axit loãng: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
- Tác dụng chậm với nước ở nhiệt độ thường.
3. Tính chất hóa học của nhôm và hợp chất của nhôm
a, Al có tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e
Ví dụ:
- Tác dụng với halogen: 2Al + 3Cl2 → 2AlCl3
- Tác dụng với axit: 2Al + 6H+ (loãng) → 2Al3+ + 3H2
2Al + 6H2SO4 (đặc, nóng) → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
- Tác dụng với kim loại: Al + M2On
Al2O3 + M - Tác dụng với dung dịch kiềm giải phóng khí H2 : 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2O
- Tác dụng với nước: Bề mặt nhôm có lớp oxit bền không cho nước và khí thấm qua.
b, Hợp chất quan trọng của nhôm
- Nhôm oxit (Al2O3) là oxit lưỡng tính:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3 H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
- Nhôm hidroxit - Al(OH)3: Là chất kết tủa keo, màu trắng, là hidroxit lưỡng tính
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
B. Giải các thí nghiệm SGK trang 135
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản ứng của Na, Mg, Al với nước
- Quan sát hiện tượng xảy ra. Đun nóng cả hai ống nghiệm và quan sát.
- Nhận xét mức độ phản ứng ở 3 ống nghiệm. Viết phương trình hóa học của các phương trình phản ứng xảy ra.
Thí nghiệm 2: Tác dụng với dung dịch kiềm
- Quan sát bọt khí thoát ra.
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3
- Quan sát hiện tượng.
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng và giải thích hiện tượng.
=> Trắc nghiệm hóa học 12 bài 30:Thực hành Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 3 Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
- Giải câu 2 Bài 15: Luyện tập Polime và vật liệu polime
- Giải câu 5 Bài 28: Luyện tập tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng
- Giải câu 4 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- Có thể dùng nước vôi trong để phân biệt 2 khí CO2 và SO2 được không ? Tại sao ?
- Giải bài 23 hóa học 12: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
- Hóa học có thể là gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm?
- Giải câu 5 bài 2: Lipit
- Giải câu 6 bài 4 Luyện tập: Este và chất béo
- Giải câu 4 Bài 21: Điều chế kim loại
- Giải câu 3 Bài 33: Hợp kim của sắt
- Giải bài 45 hóa học 12: Hóa học và vấn đề môi trường