Giải bài 48 vật lí 9: Mắt
Mắt là gì ? Mắt có cấu tạo như thế nào ? Để trả lời câu hỏi này , KhoaHoc xin chia sẻ bài Mắt thuộc chương trình SGK Vật lí lớp 9. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. LÝ THUYẾT
- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc)
- Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm. Nó dễ dàng phồng lên hoặc dẹt xuống khi cơ vòng đỡ nó bóp lại hay giãn ra làm cho tiêu cự của nó thay đổi. Trong sinh học, cơ vòng này còn được gọi là cơ thể mi.
- Màng lưới là một màng ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy sẽ hiện lên rõ nét.
- Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới. Thực ra, lúc đó cơ vòng đỡ thể thủy tinh đã phải co giãn một chút, làm thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh sao cho ảnh hiện rõ nét trên màng lưới. Quá trình này gọi là sự điều tiết của mắt. Sự điều tiết này xảy ra hoàn toàn tự nhiên.
- Điểm xa mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt không điều tiết có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực viễn (kí hiệu Cv). Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn
- Điểm gần mắt nhất mà khi có một vật ở đó mắt có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận (kí hiệu Cc). Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là khoảng cực cận (hay khoảng thấy rõ ngắn nhất)
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài
Trang 128 Sgk Vật lí lớp 9
Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh.
Thể thủy tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh ? Màn hứng ảnh trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phận nào trong con mắt ?
Trang 129 Sgk Vật lí lớp 9
Ta đã biết, khi vật nằm càng xa thấu hội tụ thì ảnh thật của vật nằm càng gần tiêu điểm của thấu kính. Vậy em hãy cho biết tiêu cự của thể thủy tinh khi mắt nhìn các vật ở xa và các vật ở gần dài, ngắn khác nhau như thế nào ? Biết rằng khoảng cách từ thể thủy tinh của mắt đến màng lưới là không thay đổi và ảnh của vật luôn hiện rõ nét trên màng lưới (hình 48.2)
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài
Câu 5: Trang 130 Sgk Vật lí lớp 9
Một người đứng cách một cột điện 20m. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới sẽ cao bao nhiêu xentimet ?
Câu 6*: Trang 130 Sgk Vật lí lớp 9
Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất ? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất ?
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 6 bài 55: Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu sgk Vật lí 9 trang 145
- Hãy khoanh tròn vào dấu + trước những biểu hiện mà em cho là triệu chứng của tật cận thị sgk Vật lí 9 trang 131
- Từ bảng 2 SGK, hãy cho biết mỗi số đếm của công tơ (số chỉ cử công tơ tăng thêm một đơn vị) ứng với lượng điện năng đã sử dụng là bao nhiêu?
- Trên hình 10.2 vẽ các kí hiệu sơ đồ của biến trở. Hãy mô tả hoạt động của biến trở có kí hiệu sơ đồ a, b, c.
- Hãy nhớ lại kiến thức ở lớp 8 và cho biết oat là đơn vị của đại lượng nào.
- Giải câu 4 bài 33: Dòng điện xoay chiều sgk Vật lí 9 trang 92
- Hướng dẫn giải câu 1 bài 5: Đoạn mạch song song
- Hãy thể hiện kết luận trên bằng hình vẽ sgk Vật lí 9 trang 109
- Để xác định sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn thì phải tiến hành thí nghiệm với các dây dẫn có đặc điểm gì?
- Nếu thấy vật màu trắng, vật màu đỏ, vật màu xanh lục thì có ánh sáng màu nào truyền từ vật đến mắt ta ? sgk Vật lí 9 trang 144
- Việc truyền tải điện năng từ nhà máy điện đến nơi tiêu dùng được thực hiện như thế nào ? Việc truyền tải đó có gì thuận lợi hơn việc vận chuyển than đá, dầu lửa, khí đốt. sgk Vật lí 9 trang 160
- Một dụng cụ điện hoạt động càng mạnh thì công suất của nó càng lớn. Hãy cho biết: