Giải câu 2 bài 38 hoá 11: Hệ thống hóa về hidrocacbon sgk trang 172

10 lượt xem

Câu 2: Trang 172 sgk hóa 11

Trình bày phương pháp hóa học:

a) Phân biệt các khí đưng trong các bình riêng biệt không dán nhãn: H2, O2, CH4, C2H4, C2H2.

b) Tách riêng khí CH4 từ hỗn hợp với lượng nhỏ các khí C2H4 và C2H2.

Bài làm:

a) Để phân biệt các khi riêng biệt, ta cần biết phản ứng đặc trưng để nhận biết các khí đó.

  • C2H2 có cấu tạo CH ≡ CH trong phân tử có liên kết ba ở nên phản ứng nhận biết: tác dụng với AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa.
  • CH2 = CH2 trong phân tử có liên kết ba ở nên phản ứng nhận biết : tác dụng với brom làm mất màu dung dịch brom.
  • O2: duy trì sự cháy nên làm tàn đóm bùng cháy.
  • CH4: khi đốt cháy tạo ra CO2 → nhận biết CO2 bằng Ca(OH­)­2 dư.

(Trên đây là những phản ứng nhận biết đặc trưng giúp các bạn làm tốt những bài nhận biết khác)

Lấy ở mỗi khí một ít làm mẫu thử:

  • Cho từng mẫu qua dung dịch AgNO3 trong NH3, khí cho kết tủa vàng nhạt là C2H2.

CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → AgC ≡ CAg ↓ + 2NH4NO3

(vàng)

  • 4 mẫu còn lại không có hiện tượng gì , ta sục lần lượt qua dung dịch brom,
    • Mẫu nào làm mất màu dung dịch brom là khí C2H4.

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br – CH2Br

(nâu đỏ) (không màu)

  • 3 mẫu còn lại ta cho tàn đóm đang hồng vào từng bình khí:
    • Mẫu nào làm tàn đóm bùng cháy là O2. Còn lại là CH4 và H2.
  • 2 mẫu còn lại, ta cho lần lượt từng khí phản ứng với khí oxi, khí nào cho sản phẩm làm đục nước vôi trong là khí CH4.

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

(kết tủa trắng)

b) Do trong phân tử C2H4 và C2H2 đều có liên kết bội nên đều phản ứng với dung dịch Br2.

Vì vậy muốn tách riêng khí CH4 từ hỗn hợp với lượng nhỏ các khí C2H4 và C2H2, hỗn hợp khí đi qua dung dịch Br2 dư, C2H4 và C2H2 sẽ tác dụng hết với dung dịch Br2, khí thoát ra là CH4.

CH2=CH2 + Br2 (nâu đỏ) → BrCH2-CH2Br (không màu)

CH≡CH + 2Br2 (nâu đỏ) → Br2CH-CHBr2 (không mà)

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội