Giải câu 9 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại

4 lượt xem

Câu 9.(Trang 82 SGK)

Cho 12,8 gam kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Nhúng thanh sắt nặng 11,2 gam vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt lúc này là 12,0 gam; nồng độ FeCl2 trong dung dịch là 0,25M. Xác định kim loại A và nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.

Bài làm:

Gọi số mol của Fe phản ứng với số mol của ACl2 là x

PTHH

A + Cl2 → ACl2 (1)

Fe + ACl2 → FeCl2 + A (2)

(mol) x x x

Ta có nFeCl2 = 0,25.0,4 = 0,1 (mol)

Khối lượng thanh sắt tăng là: mA – mFe = xMA - 56x = 0,8 (g)

Thay x bằng 0,1 ta được: A = 64 => A là Cu

nCu = nCuCl2 = 12,8/64 = 0,2 (mol)

=>Nồng độ dung dịch CuCl2 là:

CMCuCl2= 0,2 / 0,4 = 0,5M

Cập nhật: 07/09/2021
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội