Giải thí nghiệm 3 Bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học
- Quan sát bọt khí thoát ra.
- So sánh lượng bọt khí thoát ra ở hai ống . Rút ra kết luận và giải thích.
Bài làm:
Thí nghiệm 3: Ăn mòn điện hóa học
Dụng cụ và hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ,…
- Hóa chất: dung dịch H2SO4 loãng, mẩu kẽm, dung dịch CuSO4.
Cách tiến hành:
- Rót vào 2 ống nghiệm , mỗi ống khoảng 3 ml dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm.
- Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào một trong hai ống.
Hiện tượng – giải thích:
- Khi cho dung dịch H2SO4 loãng và cho vào mỗi ống một mẩu kẽm, ta thấy bọt khí thoát ra.
- Khi nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch CuSO4 vào một trong hai ống thì ống chứa dung dịch CuSO4 có lượng khí thoát ra nhiều hơn. Do khi cho CuSO4 vào xảy ra phản ứng:
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu
- Cu bám vào viên kẽm tạo thành một pin điện hóa, nên ngoài ăn mòn hóa học viên kẽm còn bị ăn mòn điện hóa nên bọt khí thoát ra nhanh hơn.
Xem thêm bài viết khác
- Khi nghiên cứu mẫu đất của một làng nghề tái chế chì, người ta xác định được hàm lượng chì trong bùn và trong đất như sau
- Giải câu 3 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- Giải câu 4 Bài 31: Sắt
- Giải câu 4 Bài 13: Đại cương về polime
- Giải câu 3 bài Este
- Giải câu 4 Bài 19: Hợp kim
- Giải thí nghiệm 2 Bài 16: Thực hành một số tính chất của protein và vật liệu polime
- Giải câu 1 Bài 37: Luyện tập Tính chất hóa học của sắt và hợp chất của sắt
- Giải câu 4 Bài 10 : Amino axit
- Giải câu 4 Bài 35: Đồng và hợp chất của đồng
- Hóa học có vai trò như thế nào trong việc đáp ứng nhu cầu may mặc và bảo vệ sức khỏe con người?
- Giải câu 4 Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm