Giải câu 8 Bài 25: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm
Câu 8. (Trang 111 SGK)
Cho 3,1 gam hỗn hợp gồm hai kim loại kiềm ở hai chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn tác dụng hết với nước thu được 1,12 lít H2 ở đktc và dung dịch kiềm.
a) Xác định tên hai kim loại đó và tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng để trung hòa dung dịch kiềm và khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được.
Bài làm:
a) Gọi công thức chung của 2 kim loại kiềm là M
Ta có nH2 = 1,12 / 22,4 = 0,05 (mol)
PTHH: 2M + 2H2O → 2MOH + H2
Từ PTHH => nM = 0,1 mol
=>Khối lượng mol trung bình là = 3,1 / 0,1 = 31 (g/mol)
Vậy 2 kim loại đó là Na và K
Gọi x, y lần lượt là số mol kim loại Na, K ta có:
23x + 39y = 3,1 và x + y = 0,1
=> x = y = 0,05 (mol)
Phần trăm khối lượng mỗi kim loại
% Na = (23.0,05 / 3,1) . 100% = 37,1%;
% K = 100% - 37,1% = 62,9%.
b) H+ + OH- → H2O
nHCl = nH+ = nMOH = 0,1 mol =>Vdung dịch HCl = 0,1 / 2 = 0,05 (lít)
mhh muối = mKL + mCl- = (31 + 35,5).0,1 = 6,65 (gam)
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 Bài 7 Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của cacbohidrat
- Giải thí nghiệm 2 Bài 24: Thực hành Tính chất, điều chế kim loại, sự ăn mòn kim loại
- Giải câu 2 Bài 20: Sự ăn mòn kim loại
- Giải câu 5 Bài 21: Điều chế kim loại
- Giải câu 2 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại
- Giải câu 4 Bài 9 Amin
- Cho 2 bình riêng biệt đựng các khí CO2 và SO2. Hãy trình bày cách nhận biết từng chất. Viết phương trình hóa học.
- Giải câu 6 Bài 29: Luyện tập Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
- Giải bài 43 hóa học 12: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế
- Giải câu 4 Bài 23: Luyện tập Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
- Giải câu 5 bài 6 Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
- Giải câu 6 Bài 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn và cấu tạo của kim loại