Khoa học tự nhiên 7 bài 7: Tính theo công thức và phương trình hóa học
Soạn bài 7: Tính theo công thức và phương trình hóa học - sách VNEN khoa học tự nhiên 7 trang 40. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Bài tập:
1. Tính khối lượng mol (M) của Kali pemanganat (KMnO4).
2. Tính số mol nguyên tử và khối lượng của mỗi nguyên tố hóa học có trong một mol kali pemanganat.
3. Trong phân tử kali pemanganat, nguyên tố nào có thành phần phần trăm theo khối lượng lớn nhất ? Tại sao ?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học của hợp chất
Họp chất | Khối lượng mol (M) | Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất | Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất | Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất. |
NaNO3 | nNa = 1 mol nN = 1 mol nO = 3 mol | mNa = 23 . 1 = 23 (g) mN = 14 . 1 = 14(g) mO = 16 . 3 = 48 (g) | % % % | |
KMnO4 |
- Nêu các bước giải bài tập xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học của hợp chất
- Viết công thức tính thành phần phần trắm theo khối lượng của một nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học của hợp chất.
2. Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất
bài tập 2: Công thức hóa học của hợp chất Y có dạng NaxNyOz. Thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố Y như sau : 27,06% Na; 16,47%N; 56,47% O. Xác định công thức hóa học của chất Y biết khối lượng mol của Y là 85g/mol
Nêu các bước giải bài tập xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất.
3. Tính theo phương trình hóa học
bài tập 2: Hidro clorua (HCl) là một chất khí được dùng để sản xuất axit clohidric ( một trong các axit được dùng phổ biến trong phòng thí nghiệm). Trong công nghiệp, hidro clorua được điều chế bằng cách đốt khí hidro trong khí clo. Tính thể tích khí clo (ở đktc) cần dùng để phản ứng vừa đủ với 67,2 lít khí hidro (đktc) và khối lượng khí hidro clorua thu được sau phản ứng.
*Nêu các bước giải bài tập tính theo phương trình hóa học
C. Hoạt động luyện tập
Bài tập 1: Saccarozo (C12H22O11) là thành phần chính của đường kính (loại đương phổ biến nhất), saccarozo có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt, nó được ứng dụng nhiều trong công nghiêp thực phẩm (làm bánh kẹo, nước giải khát,...). Hãy tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong phân tử saccarozo.
Bài tập 2: Khí X có trong thành phần của khí hóa lỏng dùng cho bếp gas để đun nấu.... Khí X có thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố như sau: 81,82% C; 18,18%H. Xác định công thức hóa học của X, biết khí X nặng hơn hidro 22 lần.
Bài tập 3: Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra khí sunfuro (SO2). Đây là một chất khí độc, có mùi hắc gây ho, là một trong các khí gây ra hiện tượng mưa axit.
a, Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b, Tính thể tích khí SO2 tạo ra và thể tích không khí cần dùng để đốt cháy hết 3,2 gam lưu huỳnh ( biết các khí đo ở đktc; trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích)
D. Hoạt động vận dụng
1. Nicotin là một chất độc gây nghiện, có nhiều trong cây thuốc lá (trong khói thuốc lá có rất nhiều chất độc hại có thể gây ung thư không những cho người hút mà cả những người xung quanh cũng bị ảnh hưởng). Công thức hóa học của nicotin có dạng là CxHyNz. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong nicotin như sau: 74,07% C; 17,28% N; 8,64% H
a, Xác định công thức hóa học của nicotin, biết ở trạng thái hơi, nicotin có tỉ khối với H2 là 81.
b, Theo em nên làm gì để tạo một không gian sống không khói thuốc lá ?
2. Em hãy tìm hiểu công thức hóa học của một hợp chất quen thuộc trong đời sống hàng ngày và tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đó
E. Hoạt động tìm tồi mở rộng
Cacbon dioxit CO2 là chất khí chủ yếu gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất ngày càng nóng lên. Hiện nay, trên thế giới lượng khí CO2 thải vào không khí đã lên tới 35,5 tỉ tấn mỗi năm, đây là con số đáng báo động.
a, Em hãy tìm hiểu qua sách, báo, mạng, internet,... và cho biết các nguyên nhân làm gia tăng lượng khí CO2 trong không khí ? Nguyên nhân nào là chủ yếu?
b, Theo em cần phải làm gì để góp phần giảm thiểu lượng khí CO2 trong không khí nhằm bảo vệ môi trường.
Xem thêm bài viết khác
- 2. Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
- Hãy kể tên các nguồn điện có trong hình 19.3 và một vài nguồn điện khác tròn cuộc sống hằng ngày và cho biết nhìn bề ngoài chúng có những điểm gì chung.
- 2. Đọc các thông tin sau và cho biết:
- Người ta thường sử dụng phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển sau 1 giây. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết tốc độ truyền siêu âm trong nước là 1500 m/s.
- Tại sao các dụng cụ điện và cả dây dẫn điện lại được làm từ các vật liệu khác nhau như vậy ? Dòng điện chạy trong dây dẫn điện được làm bằng các chất đó có bản chất như thế nào?
- Trường hợp nào sau đây có ô nhiễm tiếng ồn ?
- 1. Hãy thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của thực vật chịu ảnh hưởng của ánh sáng (gợi ý: trồng cây đậu hoặc ngô non. Thay đổi điều kiện chiếu sáng ở các cây khác nhau trong các chậu khác nhau, còn các điều kiện khác như nhau.
- Thảo luận trong nhóm về tác động của ánh sáng tới động vật, lấy ví dụ minh họa
- 3. Vệ sinh mắt
- Trên mặt đât nơi ta sinh sống tràn ngập âm thanh. Thế còn các sinh vật ở dưới biển sâu, chúng có giao tiếp với nhau bằng âm thanh không?
- Chọn từ/ cụm từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây
- Hãy điền các nội dung tương ứng vào các ô ở cột mục đích dùng dụng cụ. Theo hiểu biết của em thì hoạt động của từng dụng cụ điện này dựa trên tác dụng gì của dòng điện?