[KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 30: Nguyên sinh vật
Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 30: Nguyên sinh vật sách "Kết nối tri thức". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 30.1. Nội dung nào dưới đây là đúng khi nói về nguyên sinh vật?
A. Nguyên sinh vật là nhóm sinh vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi,
B. Nguyên sinh vật là nhóm động vật đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vị.
C. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thế đơn bào, nhân thực, có kích thước hiển vi. Một số có cấu tạo đa bào, kích thước lớn, có thế nhìn thấy bằng mắt thường.
D. Hầu hết nguyên sinh vật là cơ thế đa bào, nhân thực, kích thước lớn, có thể nhìn thấy rất rõ bằng mắt thường.
Trả lời:
Chọn đáp án: C
Câu 30.2. Những sinh vật nào trong Hình 30 thuộc nhóm nguyên sinh vật?
Trả lời:
Hình a, b, c, e.
Câu 30.3. Hãy lấy ví dụ chứng minh nguyên sinh vật vừa có lợi, vừa có hại đối với con người.
Trả lời:
- Có lợi: Một số loại tảo là nguồn thực phẩm và nguyên liệu có giá trị đối với con người; nhiều nguyên sinh vật là thức ăn cho các động vật thuỷ sản như cá, tôm,...
- Có hại: Một số nguyên sinh vật gây bệnh cho người và vật nuôi; tảo phát triển mạnh (tảo nở hoa) có thể làm chết hàng loạt các động vật thuỷ sinh gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại cho ngành chăn nuôi thuỷ sản,...
Câu 30.4. Trong kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi thuỷ sản, người nuôi thường tiến hành gây màu nước ao. Màu nước ao nuối lí tưởng là màu xanh lơ (xanh nõn chuối), xuất hiện do sự phát triển của tảo lục đơn bào trong nước. Hãy giải thích vì sao người nuôi thuỷ sản luôn gây và cố gắng duy trì màu nước này trong suốt vụ nuôi.
Trả lời:
- Vì màu nước xanh lơ chứng tỏ có nhiều tảo lục đơn bào trong đó. Tảo lục đơn bào quang hợp thải ra oxygen làm tăng lượng oxygen hoà tan trong nước, có lợi cho hô hấp của các loài động vật thuỷ sinh nuôi trong ao. Tảo lục đơn bào cũng là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho các động vật thuỷ sản, nhờ đó người chăn nuôi giảm bớt được chỉ phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 30.5. Em và bạn cùng thực hiện các hoạt động sau:
- Tìm hiểu về bệnh sốt rét và bệnh kiết lị trên sách, báo, internet,...
- Dựa vào những thông tin vừa tìm được để hoàn thành bảng sau:
- Thiết kế một bản tuyên truyền về bệnh và cách phòng tránh hai bệnh trên.
Trả lời:
Bệnh sốt rét | Bệnh kiết lị | |
Tác nhân gây bệnh | Muỗi | Vi khuẩn |
Con đường truyền bệnh | Muỗi chích | Đồ ăn |
Tác hại | Sốt, đau bệnh | Ảnh hưởng sự tiêu hóa |
Cách phóng chống | - Không để chum, vại đọng nước. - Vệ sinh môi trường mình sống sạch sẽ | - Ăn uống hợp vệ sinh. - Giữ gìn vệ sinh môi trường |
Câu 30.6. Liệt kê những bệnh ở người có vật trung gian truyền bệnh là muỗi mà em biết. Để phòng tránh các bệnh này em cần làm gì?
Trả lời:
- Bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,... Để phòng tránh các bệnh này cần ngủ màn, diệt muỗi bằng cách vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh, diệt bọ gậy, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh quanh nhà, loại bỏ các vật dụng chứa nước đọng trong nhà,...
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 54: Hệ mặt trời
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 13: Một số nguyên liệu
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 33: Thực hành: Quan sát các loại nấm
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 27: Vi khuẩn
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 50: Năng lượng tái tạo
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 9: Sự đa dạng của chất
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 17: Tách chất khỏi hỗn hợp