Lời dẫn trực tiếp là gì? Ôn tập tiếng Việt lớp 4

92 lượt xem

Lời dẫn trực tiếp là gì? được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn các em trả lời câu hỏi cũng như cách dùng lời dẫn trực tiếp, cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp. Để tìm hiểu thêm các em cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây nhé

Câu hỏi: Lời dẫn trực tiếp là gì?

Trả lời:

Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của người hoặc nhân vật. Lời nói trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

1. Cách dùng lời dẫn trực tiếp

- Trong giao tiếp, khi kể chuyện bằng lời nói, lời các nhân vật trong truyện nói với nhau thường được dẫn trực tiếp, gọi là lời thoại và được đánh dấu bằng cách gạch đầu dòng ở đầu lời thoại.

- Về mặt vị trí, lời dẫn trực tiếp có thể đứng trước, đứng sau hoặc đúng cả phía trước và phía sau lời người dẫn.

2. Cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp

- Nhớ bỏ dấu 2 chấm và lượt bỏ tình thái từ, thay đổi từ xưng hô cho phù hợp với đối tượng giao tiếp, có thể thêm "rằng" hoặc "là" trước câu dẫn

Lưu ý:

+ lời đối thoại đặt sau dấu hai chấm và có dấu gạch ngang đầu lời thoại.

+ Bỏ dấu ngoặc kép;

+ Thay đổi từ xưng hô cho thích hợp;

+ Lược bỏ các tình thái từ;

+ Có thể thêm các từ rằng hoặc là trước lời dẫn.

3. Ý nghĩa của lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

a, Lời dẫn gián tiếp

Tác giả dẫn ra suy nghĩ, lời nói của nhân vật

b, Lời dẫn trực tiếp

Các nhân vật tự thể hiện lời nói, suy nghĩ của mình.

4. Bài tập vận dụng

Câu 1 : Cách dẫn trực tiếp là gì?

A. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép

B. Thuật lại lời hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp

C. Trích dẫn lời nhân vật theo ý của mình

D. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó vào trong dấu gạch ngang.

Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về lời dẫn gián tiếp?

A. Thuật lại lời nói hay ý nghĩ của hoặc nhân vật

B. Lời nói của nhân vật được điều chỉnh cho thích hợp

C. Lời nói của nhận vật được trích dẫn nguyên văn

D. lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

Câu 3: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?

A. Hai

B. Ba

C. Bốn

D. Một

Câu 4: Trong trường hợp trích dẫn quá dài và người dẫn muốn lược bỏ phần không cần yếu trong lời trích dẫn đối lập luận của mình thì:

A. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu móc {}

B. Phần bị lược bỏ phải đặt trong dấu ngoặc vuông []

C. Phần bị lược bỏ có thể đặt trong dấu ngoặc vuông [] hoặc dấu ngoặc đơn ()

Câu 5: Lời trao đổi của nhân vật trong các tác phẩm văn học (nhất là văn xuôi) thường được dẫn bằng cách nào?

A. Gián tiếp

B. Trực tiếp

Câu 6: Chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn sau thành lời dẫn trực tiếp:

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm. Bà lão bảo chính tay bà têm. Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm.

Trả lời

Câu 1:

Lời dẫn gián tiếp: "Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước xem trầu đó ai têm"

Chuyển thành lời dẫn trực tiếp:

Vua nhìn thấy những miếng trầu têm rất khéo bèn hỏi bà hàng nước:

- Xin cụ cho biết ai đã têm trầu này?

Câu 2:

Lời dẫn gián tiếp: Bà lão bảo chính tay bà têm

Chuyển thành lời dẫn trực tiếp:

Bà lão thưa:

- Tâu bệ hạ, trầu do chính già têm đấy ạ!

Câu 3:

- Lời dẫn gián tiếp: Vua gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật là con gái bà têm

- Chuyển thành lời dẫn trực tiếp:

Nhà vua không tin, gặng hỏi mãi, bà lão đành nói thật:

- Thưa, đó là trầu do con gái già têm.

Lời dẫn trực tiếp là gì? được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này các em sẽ nắm được cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp từ đó áp dụng tốt vào giải bài tập tiếng Việt lớp 4. Chúc các em học tốt, nếu thấy tài liệu hay, hãy chia sẻ cho các bạn cùng tham khảo với nhé, ngoài ra các em có thể tham khảo các môn học khác có tại, tài liệu học tập lớp 4 này nhé.

Cập nhật: 16/06/2022
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội