Soạn văn 8 VNEN bài 15: Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Giải bài 15: Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác- Sách VNEN ngữ văn lớp 8 trang 102. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Đọc hai đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
-Vẫn là hào kiêt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù
-Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn
Lừng lẫy làm cho nở núi non
a. Theo em tác giả viết những câu thơ này trong hoàn cảnh nào?
b. Nhận xét về thái độ của các tác giả trong hoàn cảnh ấy
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản sau: Đập đá ở Côn Lôn
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Xác định thể loại của văn bản Đập đá ở Côn Lôn. Cần đọc bài thơ này với giọng điệu như thế nào
b. Công việc đập đá của người từ ở Côn Đảo là một công việc như thế nào ? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)
c. Bốn câu thơ đầu gợi lên những lớp ý nghĩa nào? Phân tích giọng điệu, hình ảnh trong bốn câu đầu để thấy được tâm tư, khí phách của tác giả.
d. Bốn câu thơ cuốiâm t bộc lộ cảm xúc suy nghĩ gì? Em hãy chỉ ra cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả?
3. Tìm hiểu các lỗi thường gặp về dấu câu:
a. Trao đổi với bạn và hoàn thành phiếu học tập sau:
Ví dụ | Lỗi về dấu câu |
1. Tác phẩm "Lão Hạc" làm em vô cùng xúc động trong xã hội cũ, biết bao nhiêu người nông dân đã sống nghèo khổ cơ cực như lão hạc | |
2. Thời còn trẻ,học ở trường này.ông là học sinh xuất sắc nhất | |
3. Cam quýt bưởi xoài là đặc sản của vùng này. | |
4. Quả thật ,tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu?anh có thể cho tôi một lời khuyên không . Đừng bỏ mặc tôi lúc này |
b. Những lỗi thường gặp về dấu câu là gì?
4. Tìm hiểu bài văn thuyết minh về một thể loại văn học
Đề bài: " Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất bát cú"
a. Đọc kĩ bài thơ Đập đá ở Côn Luôn rồi trả lời các câu sau:
(1) Bài thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ(tiếng)? Số dòng, số chữ ấy có bắt buộc hay không? Có thể tùy ý thêm bớt được hay không?
(2) Hãy ghi kí hiệu bằng trắc cho từng tiếng trong bài thơ
(3) Nhận xét quan hệ bằng trắc giữa các dòng với nhau. Dựa vào kết quả quan sát, hãy nêu mối quan hệ bằng trắc giữa các dòng
(4) Hãy cho biết bài thơ có những tiếng nào hiệp vần với nhau, nằm ở vị trí nào trong dòng thơ và đó là vần bằng hay trắc
(5) Hãy cho biết câu thơ bảy tiếng trong bày ngắt nhịp như thế nào
b. Lập dàn bài đề bài: " Thuyết minh đặc điểm thể thơ thất bát cú"
c. Trả lời câu hỏi:
(1) Muốn thuyết minh một thể loại văn họa, trước hết em phải làm gì?
(2) Khi nêu đặc điểm của thể loại, phải chú ý điều gì?
C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc và tìm hiểu văn bản sau:
Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm Tác
Tìm hiểu văn bản.
a. Phân tích từ ngữ, giọng điêu trong 4 câu để thấy phong thái, khí phách của tác giả khi rơi vào cảnh ngục tù
b. Lối nói của tác giả ở các câu 5-6 có gì đặc biệt? Lời nói đó có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người chí sĩ cách mạng?
c. Hai câu cuối thể hiện tư tưởng của tác giả
d. Qua hai bài thơ Vào ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX
2. Lập bảng thống kê các dấu câu theo mẫu dưới đây:
Dấu câu | Công dụng |
3. Điền dấu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn.
“Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít () tỏ ra dáng bộ vui mừng ()
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội ()
Cái Tí () thằng Dần cũng vỗ tay reo ()
() A () Thầy đã về () Thầy đã về ()...
Mặc kệ chúng nó () anh chàng ốm yếu im lặng chịa gậy lên tấm phên cửa () nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm () Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản () anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách ()
Ngoài đình () mõ đập chan chát () trống cái đánh thùng thùng () tù và thổi như ếch kêu ()
Chị Dậu ôm con ngồi bên phản () sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi ()
() Thế nào () Thầy em có mệt lắm không () Sao chậm về thế () Trán đã nóng lên đây mà ()”
(Theo Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
4. Phát hiện lỗi về dấu câu trong các đoạn sau đây và thay vào dó các dấu câu thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết)
a. “Sao mãi tới giờ anh mới về, mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”.
b. Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất nhân dân có truyền thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ lá lành đùm lá rách.
c. “Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng. Nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.”
D. Hoạt động vận dụng
1. Vào nhà ngục Quảng đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn cho thấy phong thái phí phách, ý chí của người anh hùng khi gặp bước nguy nan. Là một học sinh, em hãy vận dụng tinh thần đó vào thực tiễn cuộc sống như thế nào? Hãy nêu một vài tình huống khó khăn mà em gặp phải hướng giải quyết của bản thân
2. Lập dàn ý thuyết mình về một thể loại văn học mà em đã học
Xem thêm bài viết khác
- Trong mỗi văn bản của bài 2,3,4 em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
- Em hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình học Vũ Ngọc Phan" Cái đoạn chị Dậu...
- Chọn 1 chủ đề gần gũi với cuộc sống của em để lập dàn ý và làm bài văn thuyết minh về chủ đề đó.
- Hãy nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong bài 2,3,4
- Chỉ ra một tác dụng của dấu chấm câu, dấu chấm than và dấu chấm hỏi trong dấu ngoặc đơn:
- Soạn văn 8 VNEN bài 4: Lão Hạc
- Tìm từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương em có ý nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân( có thể có trường hợp trùng nhau)
- Chứng minh truyện chiếc lá cuối cùng của Hen-ri được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần. nêu tác dụng của cách kết thúc đó
- Nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản
- Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai những ý sau:
- Tìm các từ ngữ địa phương nơi em đang ở hoặc bùng khác mà em biết và nêu từ ngữ toàn dân tương ứng (theo mẫu)
- Đoạn văn sau cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?