Phân tích từ ngữ, giọng điêu trong 4 câu để thấy phong thái, khí phách của tác giả khi rơi vào cảnh ngục tù
C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc và tìm hiểu văn bản sau:
Văn bản: Vào nhà ngục Quảng Đông Cảm Tác
Tìm hiểu văn bản.
a. Phân tích từ ngữ, giọng điêu trong 4 câu để thấy phong thái, khí phách của tác giả khi rơi vào cảnh ngục tù
b. Lối nói của tác giả ở các câu 5-6 có gì đặc biệt? Lời nói đó có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người chí sĩ cách mạng?
c. Hai câu cuối thể hiện tư tưởng của tác giả
d. Qua hai bài thơ Vào ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn, em hãy trình bày những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX
Bài làm:
a. Câu thơ đầu của bài thơ đã gợi tả tự thế của người tù Cách mạng trong bối cảnh không gian rộng lớn "giữa đất Côn Lôn" giữa hòn đảo trơ trọi chỉ có nắng gió biển khơi trong chế độ nhà tù khắc nghiệt. Thời gian đưa ra quan niệm nhân sin truyền thống: Làm trai đứng giữa đất trời Côn Lôn có nghĩa là đấng nam nhi thì phải mạnh mẽ,hiên ngang,ngạo nghễ giữa biển rộng non cao đội trời đạp đất.
3 câu thơ sau vừa miêu tả chân thực công việc lao động nặng nhọc, dùng búa để khai thác đá ở vùng núi Côn Đảo.Với bút pháp khoa trương đã làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người khí thế hiên ngang như bước vào 1 trận chiến đấu mãnh liệt, hành động quả quyết mạnh mẽ, phi thường. Sức mạnh thật ghê gớm gần như thần kì làm cho lở núi non, đánh tan 5,7 đống, đập bể máy trăm hòn.
=> Như vậy, 4 câu thơ đầu của bài thơ đã khắc họa hình ảnh người tù Cách mạng thật ấn tượng vs khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời, khẩu khí ngang tàn, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách gian nan.
b. Ý nghĩa của cặp câu 5-6:
Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng, cười tan cuộc oán thù
- Bồ kinh tế là hoài bão tự muốn cứu đời, cứu nước, cứu dân, hai tay ôm chặt thật mạnh mẽ quyết liệt, là lời thề chiến đấu đến cùng. Cho dù có ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí của bậc anh hùng, hào kiệt vẫn không thay đổi, vẫn một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời; vẫn có thể ngạo nghễ cười trước mọi âm mưu thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù.
- Biện pháp khoa trương (thường được dùng trong lối thơ khẩu khí) đã có tác dụng trong việc nâng tầm vóc của con ngưòi vốn nhỏ bé trong vũ trụ trở nên hết sức lớn lao, đến mức thần thánh. Lối nói này kích thích cảm xúc cua người đọc, tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật mạnh mẽ.
c. Hai câu cuối :
Thân ấy hãy còn còn sự nghiệp.
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.
- Điệp từ “còn” thể hiện niềm tin mãnh liệt, sắt đá của người chí sĩ yêu nước, dù còn hơi thở cuối cùng vẫn sẽ theo đuổi sự nghiệp cứu nước giúp dân. Câu thơ kết là lời thách thức với thực tế, nhà tù khắc nghiệt trước mắt và những chông gai khó khăn ở phía trước. Tâm thức của người anh hùng vượt lên trên sự gian khổ, và sự bạo tàn của kẻ thù.
- Câu thơ như một lời tuyên ngôn đanh thép, rắn rỏi. Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ, bài thơ là bức chân dung tự họa con người tinh thần của Phan Bội Châu với phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường, bất khuất vượt lên trên cảnh tù khốc liệt.
d. Qua hai bài thơ Vào ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn:
- Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.
- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.
- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không
- Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.
=> Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.
Xem thêm bài viết khác
- Trong mỗi văn bản của bài 2,3,4 em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
- Em hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình học Vũ Ngọc Phan" Cái đoạn chị Dậu...
- Chọn 1 chủ đề gần gũi với cuộc sống của em để lập dàn ý và làm bài văn thuyết minh về chủ đề đó.
- Hãy nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong bài 2,3,4
- Chỉ ra một tác dụng của dấu chấm câu, dấu chấm than và dấu chấm hỏi trong dấu ngoặc đơn:
- Soạn văn 8 VNEN bài 4: Lão Hạc
- Tìm từ ngữ chỉ người có quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương em có ý nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân( có thể có trường hợp trùng nhau)
- Chứng minh truyện chiếc lá cuối cùng của Hen-ri được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần. nêu tác dụng của cách kết thúc đó
- Nêu ngắn gọn thông điệp được gợi ra từ văn bản
- Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn dự định triển khai những ý sau:
- Tìm các từ ngữ địa phương nơi em đang ở hoặc bùng khác mà em biết và nêu từ ngữ toàn dân tương ứng (theo mẫu)
- Đoạn văn sau cung cấp những số liệu nào? Nếu không có số liệu, có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?