Phân tích diễn biến tâm trạng của lão xung quanh việc bán chó và sắp xếp cho cuộc đời mình. Qua cách miêu tả của nhà văn về tâm trạng của lão Hạc, em thấy con người này là người như thế nào?
b. Phân tích diễn biến tâm trạng của lão xung quanh việc bán chó và sắp xếp cho cuộc đời mình. Qua cách miêu tả của nhà văn về tâm trạng của lão Hạc, em thấy con người này là người như thế nào?
Bài làm:
Tâm trạng của lão xung quanh việc bán chó:
=>Lão coi cậu Vàng như người bạn, như đứa con, như con cháu trong nhà mà đối xử hết mực yêu thương
- Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự
- Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm
- Cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu
- Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ
- Rồi lão chửi yêu nó, lão nói với nó như nói với đứa cháu bé về bố nó
=> Chính vì tình yêu thương ấy mà khi bán cậu Vàng thì trong lão diễn ra một sự dằn vặt đau khổ, day dứt:
- Lão kể lại cho ông giáo việc bán “cậu Vàng” với tâm trạng vô cùng đau đớn, đến nỗi ông giáo thương lão quá “muốn ôm chầm lấy lão mà òa lên khóc”.
- Khi nhắc đến việc cậu Vàng bị lừa rồi bị bắt, lão Hạc không còn nén nỗi đau đớn cứ dội lên: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra... Lão hu hu khóc”.
- Lão Hạc đau đớn đến không phải chỉ vì quá thương con chó, mà còn vì lão không thể tha thứ cho mình vì đã nỡ lừa con chó trung thành của lão.
Sau khi bán chó, lão sắp xếp cho chính cuộc đời mình sau đó:
- Lão gửi nhờ mảnh vườn cho ông giáo trông coi đến khi nào con trai lão về thì nó có cái để làm vườn. Lão sợ khi lão mất rồi nhiều người lại dòm ngó
- Lão đem số tiền bán chó và nhịn ăn có được mang sang nhà ông giáo để nhờ vả ma chay cho mình
=> Suy cho cùng, việc lão tìm đến cái chết một cách tự nguyện cũng vì thương con lão. Nên nhớ, khi đó lão Hạc còn ba mươi đồng bạc (một số tiền khá lớn thời bấy giờ) và mảnh vườn ba sào. Nhưng lão nhất quyết không tiêu phạm vào cái vốn liếng cuối cùng mà lão đã dành cho con trai lão.
=>Lão Hạc cũng là người đầy khí tiết, có lòng tự trọng. Thà chịu đói, chịu chết chứ không nhờ người khác. Với cái chết đau đớn dữ dội mà lão Hạc tự chọn, lão Hạc đã thể hiện một khí tiết cao quý, có ý thức nhân phẩm rất cao.Lão Hạc là con người “đói cho sạch, rách cho thơm”, “chết vinh hơn sống nhục”, là con người coi trọng nhân phẩm hơn cả cuộc sống. Tình cảnh túng quẫn, đói khổ ngày càng đe dọa lão Hạc và đấy lão vào con đường chết, tìm một lối thoát cuối cùng. Đủ thấy số phận bi thảm của những người nông dân nghèo khổ ớ những năm đen tối trước Cách mạng tháng Tám bấy giờ
Xem thêm bài viết khác
- Từ bài tập trên em hãy cho biết tác dụng của dấu hai chấm trong câu:
- Lập bảng thống kê các dấu câu theo mẫu dưới đây:
- Dựa vào những kiến thức đã học ờ các lớp dưới, hãy nêu thêm những quan hệ ý nghĩa có thê có giữa các vế câu. Cho ví dụ minh hoạ.
- Xác nhận tình huống nên hoặc không nên sử dụng từ ngữ địa phương
- Lập dàn ý thuyết mình về một thể loại văn học mà em đã học
- Soạn văn 8 VNEN bài 3: Tức nước vỡ bờ Soạn văn 8 VNEN bài 3
- Tìm thán từ trong các câu dưới đây (trích từ tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao):
- Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá sau đây:
- Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép và dấu hai chấm trong các đoạn trích sau:
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
- Tìm các từ ngữ có cùng nghĩa nhưng được sử dụng ở các vùng miền khác nhau.
- Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một số văn bản tự sự đã học như Dế Mèn phưu lưu kí (Tô Hoài), Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh). Phân tác dụng của các yếu tố đó trong văn bản