Kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn với ngôi kể là nhân vật anh Dậu hoặc chị Dậu
4. Kể lại đoạn trích Tức nước vỡ bờ trong tác phẩm Tắt đèn với ngôi kể là nhân vật anh Dậu hoặc chị Dậu
Bài làm:
Tham khảo:
Gia đình tôi vốn thuộc dạng cùng đinh nghèo túng nhất cái làng này, đã không có đủ cơm ăn áo mặc, lại thiếu nhà nước một suất sưu…Tôi phải chạy vạy ngược xuôi để kiếm tiền nộp thuế cho chồng. Đến hẹn mà chưa có tiền nộp sưu cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi nợ và xông vào nhà bắt chồng tôi lôi ra đình.. Chồng tôi sau đó được người ta trả về như một cái xác chết.
Bà lão hàng xóm thương tình cho tôi bát gạo để nấu cháo cho chồng ăn. Tôi vội đi nấu ngay để chống ăn vì anh ấy đã kiệt sức. Chắc sau khi húp xong bát cháo anh Dậu sẽ khỏe lại.
Khi chồng tôi bưng bát cháo lên chưa kịp ăn thì đã có tiếng đập cửa cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào. Chồng tôi hốt hoảng đặt bát cháo xuống và lăn đùng ra phản. Tôi thấy thế cũng hoảng sợ, vội van xin:
- Nhà cháu đã túng lại còn phải đóng suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc cho cháu khất…
Tha này! Tha này!
Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực tôi mấy bịch rồi lại sấn đến để trói nhà tôi. Bỏ qua cảm giác buốt nhói ở ngực đến nước này, tôi không thể chịu đựng được nữa, tôi liều mạng cự lại:
– Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh nhà tôi.
Không thể để chúng bắt anh được, nếu bị bắt, với sức khỏe hiện giờ anh ấy không thể chịu đựng tra tấn, hành hạ được. Tôi nghiến hai hàm răng:
– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi tôi nhanh tay túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền như tôi, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét đòi trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh như cắt, tôi nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn là tôi đây, hắn bị tôi này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
Hành động ngày hôm đó đến giờ nghĩ lại tôi vẫn không hề hối hận. Con giun xéo lắm cũng quằn tôi không thể bị chúng áp bức như thế được. Để bảo vệ mái nhà này tôi sẽ không yếu đuối nứa. Chúng đã dồn tôi đến bước đường cùng khi phải bán con, bán chó để nộp sưu thuế như thế nào chúng còn không tha cho chồng tôi. Tức nước vỡ bờ, tôi sẽ cùng mọi người tham gia đấu tranh đến cùng vì chính hạnh phúc của bản thân mình.
Xem thêm bài viết khác
- Nội dung chính mà tác giả muốn đặt ra trong bài viết là gì? Điều gì đã làm tác giả "sáng mắt ra"?
- Viết đoạn văn khoảng (5-7 câu) ghi lại suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá ở một số bạn học hiện nay. Trong đoạn văn có sử dụng câu ghép
- Thuyết minh về một thứ đồ dùng
- Chép lại một đoạn thơ/ đoạn văn viết về quê hương giới thiệu tóm tắt về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật)
- Soạn văn 8 VNEN bài 8:Chiếc lá cuối cùng
- Văn bản trên về đối tượng nào? Đối tượng này được trình bày theo trình tự nào trong các đoạn văn trên? Theo em có thể thay đổi được trình tự trong đoạn văn này không, vì sao?
- Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các về trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì cho mối quan hệ ấy
- Nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện Cô bé bán diêm
- Xác nhận tình huống nên hoặc không nên sử dụng từ ngữ địa phương
- Theo em ngày trái đất được tôt chức hằng năm nhằm mục đích gì? Nêu một số chủ đề của ngày trái đất.
- Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, xác nhận định hai mạch kể chuyện phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Hãy tách thành hai câu chuyện và tóm tắt nội dung theo từng mạch:
- So sánh hai cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.