Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các về trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì cho mối quan hệ ấy

  • 1 Đánh giá

C. Hoạt động luyện tập

1. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các về trong những câu ghép dưới đây và cho biết mỗi vế câu biểu thị ý nghĩa gì cho mối quan hệ ấy

a) Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

b) Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!

(Hoài Thanh, Ý nghĩa văn chương)

c) Như vậy, chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền, mà bổng lộc các ngươi cũng đời đời hưởng thụ; chẳng những gia quyến của ta được êm ấm gối chăn, mà vợ con các ngươi cũng được bách niên giai lão; chẳng những tông miếu của ta sẽ được muôn đời tế lễ, mà tổ tông các ngươi cũng được thờ cúng quanh năm; chẳng những thân ta kiếp này đắc chí, mà đến các ngươi trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền; chẳng những danh hiệu ta không bị mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm.

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

d) Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương.

(Nguyễn Đình Thi)

e) Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau [...]. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.

(Ngô Tất Tố)

Bài làm:

a) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ nguyên nhân (vế thứ nhất chỉ kết quả, vế thứ hai có từ “vì” chỉ nguyên nhân).

Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ hai và vế thứ ba là quan hệ giải thích (vế thứ ba sau dấu hai chấm giải thích cho những điều nêu ở vế thứ hai “hôm nay tôi đi học”).

b) Quan hệ ý nghĩa giữa vế thứ nhất với vế thứ hai là quan hệ điều kiện (vế có từ “nếu” chỉ điều kiện, vế thứ hai chỉ kết quả “thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến mức nào”).

c) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế: (quan hệ qua lại) quan hệ đồng thời. Vế một nêu quyền lợi mà chủ tướng (ta), vế hai nêu ý quyền lợi của các tướng sĩ (các ngươi) cùng gắn bó trên mọi lĩnh vực.

d) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế là quan hệ tương phản (vế thứ nhất có từ “tuy” tương phán ý nghĩa với vế thứ hai).

e) Đoạn trích có hai câu ghép.

Câu ghép thứ nhất, các vế câu có quan hệ nối tiếp, tăng tiến qua từ “rồi”.

Câu ghép thứ hai, các vế câu có quan hệ nguyên nhân (vế có từ yếu hơn chỉ nguyên nhân, vế sau chi kết quả.

  • 61 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm VNEN văn 8 tập 1