Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp hài hòa lí lẽ và dẫn chứng. Qua đoạn trích Nước Đại Việt ta hãy chứng minh điều
g) Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp hài hòa lí lẽ và dẫn chứng. Qua đoạn trích Nước Đại Việt ta hãy chứng minh điều đó.
Bài làm:
Sự kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và dẫn chứng đã tạo nên sức thuyết phục cao cho văn chính luận Nguyễn Trãi.
Trong văn bản Nước Đại Việt ta, đầu tiên tác giả nêu lên tư tưởng nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân diếu phạt trước lo trừ bạo”. Muốn cho nhân dân được hưởng thái bình, thịnh trị thì trước hết phải lo trừ bạo, diệt trừ kẻ gian ác. Sau khi nêu lên nguyên lý nhân nghĩa, ông khẳng định đầy đanh thép về nền độc lập của đất nước Đại Việt. Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, trong lí lẽ của mình, Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố xác đáng: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, có nền văn hóa lâu đời, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử tồn tại lâu dài qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt. Để khẳng định những lí lẽ này và khẳng định sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa, Nguyễn Trãi đã đưa ra một loạt các dẫn chứng cụ thể trong lịch sử nước Nam:
"Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét
Chứng cớ còn ghi”.
Những “chứng cớ còn ghi” này kết hợp với những lí lẽ đầy mới mẻ đã tạo nên sức thuyết phục tuyệt vời cho Nước Đại Việt ta.
Xem thêm bài viết khác
- Chiếu được dùng để ban bố mệnh lệnh của nhà vua nhưng trong Chiếu dời đô lại có những đoạn mang tính chất đối thoại, tâm tình.
- Nếu cần bình chọn một văn bản nghị luận đặc sắc nhất trong chương trình Ngữ văn lớp 8, em chọn văn bản nào?
- Hãy chỉ ra những chi tiết miêu tả bức tranh mùa hè (âm thanh, màu sắc, hương vị, không gian,…) trong bài thơ. Nêu nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong bài thơ.
- Soạn văn 8 VNEN bài 29: Chương trình địa phương
- Chọn viết lời bình cho một đoạn trích hoặc một bài thơ ...
- Chọn một bài văn nghị luận gần đây của em và đưa thêm yếu tố biểu cảm vào một đoạn cụ thể cho phù hợp. Nhận xét về sức thuyết phục của đoạn văn vừa được bổ sung yếu tố biểu cảm so với đoạn văn trước.
- Khi viết đơn, biên bản, hợp đồng hay trình bày kết quả giải một bài toán,… có thể dùng câu cảm thán được không? Vì sao?
- Những yêu cầu sau nói về cách trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận. Khoanh tròn vào ô Đ (đúng), hoặc S (sai) với mỗi nhận xét:
- Mỗi mục đích nói có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cho ví dụ cụ thể theo mẫu:
- Soạn văn 8 VNEN bài 26: Đi bộ ngao du
- Những nhận xét sau nói về giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với mỗi trường hợp:
- Trong thực tế, có phải khi nào kiểu câu cũng phù hợp với hành động nói không? Vì sao?