Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 học kì II (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường nào?
- A. Môi trường nhiệt đới
- B. Môi trường xích đạo
- C. Môi trường ôn đới
- D. Môi trường cận nhiệt đới
Câu 2: Trung và Nam Mĩ kéo dài từ phía bắc của chí tuyến Bắc đến 53054’N nên có đủ các đới khí hậu:
- A. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới.
- B. Xích đạo, nhiệt đới, cận cực, hàn đới.
- C. Xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đối, cực đới.
- D. Xích đạo, cận nhiệt đối, ôn đới, cực đới.
Câu 3: Đặc điểm địa hình của eo đất Trung Mĩ:
- A. Núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn
- B. Có nhiều núi lửa
- C. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp
- D.Tất cả đều đúng
Câu 4: Đâu không phải nguyên nhân khiến phía Tây Nam Mĩ khô hạn là:
- A. Núi cao.
- B. Ngược hướng gió.
- C. Dòng biển lạnh.
- D. Khí hậu nóng, ẩm.
Câu 5: Nơi có nhiều núi lửa và động đất thường xuất hiện ở Trung và Nam Mĩ là khu vực:
- A. Quần đảo Ảng-ti.
- B. Vùng núi An-đét.
- C. Eo đất Trung Mĩ.
- D. Sơn nguyên Bra-xin.
Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng A-ma-dôn?
- A. Vùng nông nghiệp trù phú nhất Nam Mĩ.
- B. Thảm thực vật chủ yếu là ở rừng rậm xích đạo.
- C. Đất đai rộng và bằng phẳng.
- D. Có mạng lưới sông ngòi rất phát triển.
Câu 7: Điểm khác biệt về địa hình giữa hai hệ thống Coóc-đi-e và An-đét là:
- A. Tính chất trẻ của núi.
- B. Thứ tự sắp xếp địa hình.
- C. Chiều rộng và độ cao của núi.
- D. Hướng phân bố núi.
Câu 8: Hệ thống núi An-đét có độ cao trung bình:
- A. 1000-2000m
- B. 2000-3000m
- C. 3000-5000m
- D. 5000-6000m
Câu 9: Trung và Nam Mĩ không có bộ phận:
- A. Eo đất Trung Mĩ.
- B. Các hòn đảo trong biển Ca-ri-bê.
- C. Lục địa Nam Mĩ.
- D. Lục địa Bắc Mĩ.
Câu 10: Dãy núi cao, đồ sộ nhất Nam Mỹ là:
- A. Andet
- B. Coocdie
- C. Atlat
- D. Himalaya.
Câu 11: Trung và Nam Mĩ có bao nhiêu đới khí hậu?
- A. 3
- B. 4
- C. 5
- D. 6
Câu 12: Toàn bộ đồng bằng Pam-pa là:
- A. Một thảo nguyên rộng mênh mông.
- B. Một đồng bằng nông nghiệp trù phú.
- C. Một cách đồng lúa mì mênh mông.
- D. Một cánh đồng hoa quả nhiệt đới rộng lớn.
Câu 13: Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở:
- A. Cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
- B. Miền núi An-đét.
- C. Quần đảo Ảng-ti.
- D. Eo đất phía tây Trung Mĩ.
Câu 14: Sự thay đổi của thiên nhiên Trung Và Nam Mĩ không phải do:
- A. Địa hình
- B. Vĩ độ
- C. Khí hậu
- D. Con người
Câu 15: Nơi cao nhất Nam Mĩ là đỉnh A-côn-ca-goa 6960m nằm trên:
- A. Dãy núi An-dét.
- B. Dãy Atlat.
- C. Dãy Hi-ma-lay-a.
- D. Dãy Cooc-di-e
Câu 16: Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển chủ yếu ở đồng bằng nào?
- A. Ô-ri-nô-cô
- B. Pam-pa
- C. A-ma-dôn
- D. Lap-la-ta
Câu 17: Ở eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có rừng:
- A. Xích đạo.
- B. Cận xích đạo.
- C. Rừng rậm nhiệt đới.
- D. Rừng ôn đới.
Câu 18: Sông A-ma-dôn là con sông có:
- A. Diện tích lưu vực nhỏ nhất thế giới.
- B. Lượng nước lớn nhất thế giới.
- C. Dài nhất thế giới.
- D. Ngắn nhất thế giới.
Câu 19: Đặc điểm nào không đúng với quá trình đô thị hóa ở Nam Mĩ
- A. Tốc độ đô thị hóa dẫn đầu thế giới
- B. Tỉ lệ dân đô thị chiếm 75%
- C. Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế
- D. Các đô thị lớn tập trung ven biển
Câu 20: Bộ tộc nào là người bản địa của Trung và Nam Mĩ.
- A. Người In-ca.
- B. Người Mai-a.
- C. Người A-xơ-tếch.
- D. Người Anh-điêng.
Câu 21: Người da đen châu Phi bị bán sang châu Mĩ vào thời gian nào?
- A. Trước năm 1492.
- B. Cuối thế kỉ XV đến thế kỉ XVI.
- C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
- D. Từ đầu thế kỉ XIX.
Câu 22: Thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm Trung và Nam Mĩ vào thời gian nào?
- A. Trước năm 1492.
- B. Từ 1492 đến thế kỉ XVI.
- C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
- D. Từ đầu thế kỉ XIX.
Câu 23: Các nước Trung và Nam Mĩ bắt đầu giành được độc lập từ khi nào?
- A. Trước năm 1492.
- B. Từ 1492 đến thế kỉ XVI.
- C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX.
- D. Từ đầu thế kỉ XIX.
Câu 24: Người gốc ở Nam Mỹ là:
- A. Anh điêng
- B. Exkimo
- C. Nêgroit
- D. Ơ-rô-pê-ô-it.
Câu 25: Dân cư chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ hiện nay là:
- A. Anh điêng
- B. Exkimo
- C. Người gốc Âu
- D. Người lai.
Câu 26: Trung và Nam Mỹ dẫn đầu về sự phát triển nào?
- A. Kinh tế
- B. Dân số
- C. Đô thị
- D. Di dân.
Câu 27: Cu-ba là quốc gia nổi tiếng với cây trồng nào?
- A. Cà phê
- B. Cao su
- C. Mía
- D. Lúa mì
Câu 28: Các công ty đã mua đất rộng lớn để lập đồn điền trồng trọt, chăn nuôi và chế biến xuất khẩu là nước:
- A. Hoa Kì và Anh.
- B. Hoa Kì và Pháp.
- C. Anh và Pháp.
- D. Pháp và Ca-na-da.
Câu 29: Giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề ruộng đất ở Nam Mỹ là:
- A. Cải cách ruộng đất
- B. Khai hoang
- C. Mua lại đất đại điền chủ
- D. Tất cả các ý trên.
Câu 30: Hình thức sở hữu đất phổ biến trong nông nghiệp ở Trung và Nam Mĩ là:
- A. Hợp tác xã.
- B. Trang trại.
- C. Điền trang.
D. Hộ gia đình.
Câu 31: Nước có sản lượng cá biển lớn nhất Nam Mĩ:
- A. Cô-lôm-bi-a.
- B. Chi-lê.
- C. Xu-ri-nam.
- D. Pê-ru.
Câu 32: Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng dất một số quốc gia Trung và Nam Mĩ đã không làm việc gì sau?
- A. Bán ruộng đất cho các công ti tư bản.
- B. Ban hành luật cải cách ruộng đất.
- C. Tổ chức khai hoang đất mới.
- D. Mua lại đất của điền chủ, các công ti tư bản chia cho dân.
Câu 33: Do lệ thuộc vào nước ngoài nên ngành trồng trọt ở nhiều nước Trung và Nam Mĩ mang tính chất:
- A. Đa da hóa cây trồng.
- B. Độc canh.
- C. Đa phương thức sản xuất.
- D. Tiên tiến, hiện đại.
Câu 34: Những nước có ngành chăn nuôi bò thịt và bò sữa phát triển với quy mô lớn là:
- A. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
- B. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Chi-le.
- C. Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-le, Pa-ra-goay.
- D. Bra-xin, Cô-lôm-bi-a, U-ru-goay, Pa-ra-goay.
Câu 35: Các nước Nam Mĩ phải nhập khẩu sản phẩm nào dưới đây?
- A. Cà phê.
- B. Bông.
- C. Mía.
- D. Lương thực.
Câu 36: Khối thị trường chung ở Nam Mĩ có tên gọi là gì?
- A. Méc-cô-xua
- B. AFFTA
- C. ASEAN
- D. EU
Câu 37: Nguyên nhân chính khiến nền kinh tế Nam Mỹ chậm phát triển là:
- A. Bất ổn chính trị
- B. Nghèo tài nguyên
- C. Nợ nước ngoài
- D. Chiến tranh.
Câu 38: Ngành công nghiệp chủ yếu của các nước trong vùng Ca-ri-bê là:
- A. Khai khoáng
- B. Dệt
- C. Chế biến thực phẩm và sơ chế nông sản
- D. Khai thác dầu mỏ
Câu 39: Công nghiệp Trung và Nam Mĩ chia làm 3 khu vực có trình độ phát triển khác nhau. Khu vực nào có ngành công nghiệp khai khoáng phát triển?
- A. Các nước công nghiệp mới (Bra-xin, Ac-hen-ti-na).
- B. Các nước nằm trong khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ.
- C. Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê.
- D. Cả ba khu vực đều phát triển.
Câu 40: Việc khai thác rừng A-ma-dôn vào mục đích kinh tế đã tác động như thế nào tới môi trường của khu vực và thế giới?
- A. Ảnh hưởng rất lớn tới môi trường toàn cầu vì A-ma-dôn được coi là lá phổi xanh của thế giới.
- B. Không ảnh hưởng nhiều tới môi trường toàn cầu mà chỉ ảnh hưởng lớn đến môi trường của khu vực Nam Mĩ.
- C. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang có chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn. Nếu khai thác có kế hoạch thì không ảnh hưởng gì tới môi trường.
- D. Hiện nay chính phủ Bra-xin đang không chính sách khuyến khích nông dân khai thác rừng A-ma-dôn.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 1: Dân số
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 26: Thiên nhiên châu Phi
- Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 5: Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 58: Khu vực Nam Âu
- Trắc nghiệm Địa lí 7 học kì I (P2)
- Trắc nghiệm địa lí 7 Bài 52: Thiên nhiên châu Âu (Tiếp theo)
- Trắc nghiệm địa lí 7 Bài 47: Châu Nam Cực – Châu lục lạnh nhất thế giới
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 57: Khu vực Tây và Trung Âu
- Trắc nghiệm địa lí 7 bài 51: Thiên nhiên châu Âu