Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phòng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1935 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (P3)

15 lượt xem

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phòng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1935 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Đến giữa năm 1945. Đảng ta đã xây dựng bao nhiêu chiến khu cấp Trung ương ?

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 5.
  • D. 7.

Câu 2: Nhà thơ Tổ Hữu Viết: “Ba mươi năm chân không mỏi/ Mà đến bây giờ mới tới nơi. ”

Đó là hai câu thơ nói về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và đến khi Người quay về Tổ quốc. Vậy, Nguyễn Ái Quốc về nước vào thời gian nào? Ở đâu?

  • A. Ngày 25 / 1 / 1941, tại Pắc Bó - Cao Bằng.
  • B. Ngày 28 / 1/ 1941, tại Tân Trào, Tuyên Quang.
  • C. Ngày 28 / 1 / 1941, tại Pắc Bó - Cao Bằng.
  • D. Ngày 28 / 2 / 1941, tại Hà Nội.

Câu 3: Năm 1942, tỉnh nào được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây dựng các Hội Cứu quốc quân trong Mặt trận Việt Minh?

  • A. Cao Bằng
  • B. Bắc Cạn
  • C. Lạng Sơn
  • D. Tuyên Quang.

Câu 4: Từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945, ở Nam Kì, phong trào Việt Minh hoạt động mạnh nhất

  • A. Kiên Giang - Đồng Tháp.
  • B. Mỹ Tho - Hậu Giang.
  • C. Cần Thơ - Cà Mau.
  • D. Tây Ninh - Long An.

Câu 5: Sự áp bức bóc lột đã man của Nhật - Pháp đã dẫn đến hậu quả gì?

  • A. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân đân Việt Nam với phát xít Nhật sâu sắc.
  • B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp sâu sắc,
  • C. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật - Pháp sâu sắc,
  • D. Mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật sâu sắc.

Câu 6: Chiều ngày 16 – 8 – 1945, theo lệnh của Ủy ban khởi nghĩa, một đội giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, xuất phát từ Tân Trào về giải phóng

  • A. thị xã Cao Bằng.
  • B. thị xã Thái Nguyên.
  • C. thị xã Tuyên Quang.
  • D. thị xã Lào Cai.

Câu 7: Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là của:

  • A. Tổng bộ Việt Minh.
  • B. Hồ Chí Minh.
  • C. Ban thường vụ Trung ương Đảng.
  • D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Câu 8: Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?

  • A. Phá hoại nền nông nghiệp của ta.
  • B. Phát triển trồng cây công nghiệp.
  • C. Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.
  • D. Phát triển công nghiệp.

Câu 9: Cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra và thành công nhanh chóng chỉ trong vòng

  • A. 10 ngày.
  • B. 15 ngày.
  • C. 20 ngày.
  • D. 30 ngày.

Câu 10: Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 quyết định tạm gác khẩu hiệu nào?

  • A. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày”.
  • B. “Đánh để địa chủ chia ruộng đất cho dân cày”.
  • C. “Giảm tô, giảm tức chia lại ruộng đất”.
  • D. Thực hiện “Người cày có ruộng”.

Câu 11: Nhiều tờ báo của Đảng và Mặt trận Việt Minh đã xuất bản là:

  • A. “Tiền phong”, “Dân chúng, “Lao động”.
  • B. “Bạn dân”, “Tin tức”,
  • C. “Thanh niên”, “Nhành lúa”.
  • D. “Giải phóng, “Chặt xiềng”, “Cứu quốc”, “Việt Nam độc lập”.

Câu 12: Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) một mặt đã hoàn thiện chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11-1939), đồng thời đã khắc phục hoàn toàn những hạn chế thiếu sót của

  • A. Cương lĩnh chính trị (2-1930).
  • B. Luận cương chính trị (10-1930).
  • C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1936).
  • D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11-1939).

Câu 13: Nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn 2 triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 là gì

  • A. Thực dân Pháp bắt nhân dân ta bán thóc theo diện tích cày cấy.
  • B. Phát xít Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa, phá hoa màu để trồng đay, thầu dầu.
  • C. Ngăn chặn không cho vận chuyên lương thực từ miền Nam ra miền Bắc.
  • D. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 14: Việc gây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng tại các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn là việc làm của tổ chức nào?

  • A. Đội du kích Bắc Sơn.
  • B. Đội Cứu quốc quân.
  • C. Đội du kích Thái Nguyên.
  • D. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Câu 15: Sau khi Nhật đảo chính Pháp, kẻ thù chính cụ thể trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương lúc này là:

  • A. Thực dân Pháp.
  • B. Phát xít Nhật.
  • C. Phát xít Pháp - Nhật.
  • D. Phát xít Nhật và đồng minh của Nhật.

Câu 16: Căn cứ địa cách mạng là

  • A. Địa bàn bí mật mà địch không ngờ tới.
  • B. Pháo đài “bất khả xâm phạm”, chính quyền địch tan rã hoàn toàn, nhân dân làm chủ.
  • C. Địa bàn thuận lợi và khá an toàn, chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
  • D. Cung cấp chủ yếu về sức người, sức của cho cách mạng.

Câu 17: Cuộc khởi nghĩa đã để lại cho Đảng ta những bài học bỗ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng, chiến tranh du kích là cuộc khởi nghĩa nào?

  • A. Khởi nghĩa Bắc Sơn (9/ 1940).
  • B. Khởi nghĩa Nam Kì (11/ 1940).
  • C. Bình biến Đô Lương (1/ 1941).
  • D. Cả ba cuộc khởi nghĩa trên.

Câu 18: Tháng 6 / 1945 diễn ra sự kiện gì tiêu biểu nhất?

  • A. Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
  • B. Quân đội phát xít Đức kéo vào nước Pháp.
  • C. Nhật kéo vào Lạng Sơn - Việt Nam.
  • D. Nhật đánh chiếm Trung Quốc.

Câu 19: Ai là Đội trưởng dầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân ?

  • A. Võ Nguyên Giáp.
  • B. Xích Thắng.
  • C. Hoàng Sâm.
  • D. Nguyễn Hữu Kì

Câu 20: Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 đã xác định mâu thuẫn cơ bản tron lòng xã hội Việt Nam là gì?

  • A. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.
  • B. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Pháp - Nhật.
  • C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp và phong kiến tay sai.
  • D. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phát xít Nhật và phong kiến tay sai.

Câu 21: Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, tập II trang 52 có viết: “Cuộc sống của người nông dân thời đó thật sự khốn quẫn. Bị tước đoạt đến hạt gạo mà họ năm nắng, mười sương mới kiếm được, hay may mảnh vải mà họ phải thức khuya, dậy sớm để dệt thành, họ sống cầm hơi với bát cháo cám nhạt, và trần mình chịu rét lúc đêm đông”. Đó là tình cảnh của người nông dân Việt Nam được mô tả trong thời kì nào?

  • A. Trước khi có Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
  • B. Trong thời kì 1930 - 1931.
  • C. Trong thời kì 1936 - 1939,
  • D. Không phải các thời kì trên.

Câu 22: Vì sao Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp vào đêm 9 / 3 / 1945?

  • A. Nhật đang khốn đốn trước các đòn tấn công dồn dập của Anh - Mĩ.
  • B. Phe phát xít đang thua to.
  • C. Để độc chiếm Đông Dương. .
  • D. Nước Pháp đã được giải phóng.

Câu 23: Ở Đông Dương năm 1940 thực dân Pháp đứng trước hai nguy cơ nào?

  • A. Đầu hàng Nhật, đàn áp nhân dân Đông Dương.
  • B. Đánh bại Nhật, đàn áp nhân dân Đông Dương.
  • C. Ngọn lửa cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông Dương sớm muộn sẽ bùng nổ, phát xít Nhật vào Đông Dương hất cẳng Pháp.
  • D. Cấu kết với Nhật khủng bố nhân dân Đông Dương.

Câu 24: Từ ngày 15 đến 19 - 5 - 1941, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử cơ bản nào?

  • A. Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng.
  • B. Nguyễn Ái Quốc mới đặt chân về Tổ quốc.
  • C. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8.
  • D. Câu A và C đúng.

Câu 25: Những sách báo nào của Đảng trong thời kì 1939 - 1945 đã góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng?

  • A.“Tiếng dân”, “ Tin tức”, “ Thời mới”.
  • B. “Giải phóng”, “Cờ giải phóng”, “Chặt xiêng”, “Cứu quốc”, “Việt Nam độc lập”, “Kèn gọi lính”.
  • C. “Tin tức”, “Thời mới”, “Nhành lúa”.
  • D. Câu A và C đúng.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 16: Phong trào giải phòng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1935 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.


Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phòng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1935 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (P2) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 16: Phong trào giải phòng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng Tám (1935 – 1945). Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời (P1)
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm
Danh mục

Tài liệu hay

Toán Học

Soạn Văn

Tiếng Anh

Vật Lý

Hóa Học

Sinh Học

Lịch Sử

Địa Lý

GDCD

Khoa Học Tự Nhiên

Khoa Học Xã Hội