Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ nghề luyện kim thời Vương triều Gúp-ta đã phát triển đến trình độ cao?
- A. Đúc được tượng Phật bằng sắt cao tới 2m và không gỉ.
- B. Chế tạo kim hoàn và các tác phẩm nghệ thuật khắc trên ngà voi.
- C. Dệt được những tấm vải mềm và nhẹ, nhiều màu sắc và không phai.
- D. Đúc được cột sắt không gỉ và những bức tượng Phật bằng đồng cao tới 2m.
Câu 2: Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu là gì?
- A. Phật giáo
- B. Ki-tô giáo
- C. Hồi giáo
- D. Ấn Độ giáo.
Câu 3: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt đó là:
- A. Mùa khô và mùa hanh
- B. Mùa khô và mùa mưa
- C. Mùa khô và mùa xuân
- D. Mùa thu và mùa hạ
Câu 4: Nguời Trung Quốc đã xây dựng nhà nước đầu tiên của mình trên vùng đồng bằng nào?
- A. Đồng bằng Hoa Bắc
- B. Đồng bằng Hoa Nam.
- C. Đồng bằng châu thổ Trường Giang.
- D. Đồng bằng châu thổ sông Hoàng Hà
Câu 5: Người Giéc-man chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ chia theo thành phần nào nhiều nhất.
- A. Dòng tộc của mình.
- B. Tướng lĩnh quân sự và quý tộc
- C. Phân đều cho mọi người
- D. Những người thân trong gia đình.
Câu 6: Ai là người đã có công thống nhất Trung Quốc, đánh dấu sự hình thành của chế độ phong kiến?
- A. Hán Vũ Đế.
- B. Tần Thủy Hoàng
- C. Tần Nhị Thế.
- D. Chu Nguyên Chương
Câu 7: Ai là người đến châu Mĩ đầu tiên nhưng lại cho rằng đó là Ấn Độ
- A. Ph.Ma-gien-lan
- B. Cô-lôm-bô
- C. Đi-a-xơ
- D. Va-xcô đơ Ga-ma
Câu 8: Những thành thị đầu tiên của người Ấn Độ xuất hiện vào khoảng thời gian nào?
- A. 1000 năm TCN
- B. 1500 năm TCN
- C. 2000 năm TCN
- D. 2500 năm TCN
Câu 9: Đất nước nào là quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng?
- A. Italia.
- B. Pháp.
- C. Anh.
- D. Mĩ.
Câu 10: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?
- A. Sản xuất bị đình đốn.
- B. Sự ngăn cản giao lưu buôn bán của các lãnh địa.
- C. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.
- D. Câu b và c đúng.
Câu 11: Nét nổi bật của chế độ phong kiến Trung Quốc cuối thời Minh- Thanh là gì?
- A. Dần lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng
- B. Phát triển ổn định
- C. Phát triển đến đỉnh cao
- D. Phát triển xen lẫn khủng hoảng tạm thời
Câu 12: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới vương triều Gup-ta?
- A. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng phật bằng đồng cao 2m
- B. Đúc được cột sắt, đúc tượng phật bằng sắt cao 2m
- C. Nghề khai mỏ phát triển, khai thác sắt, đồng, vàng
- D. Đúc một cột sắt cao 7,25m nặng 6500 kg
Câu 13: Hai tầng lớp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu bao gồm ?
- A. Địa chủ và nông dân.
- B. Tư sản và vô sản.
- C. Chủ nô và nô lệ
- D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô
Câu 14: Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu là gì?
- A. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường cho chủ nghĩa tư bản
- B. Hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản
- C. Hình thành muộn, phát triển nhanh, kết thúc muộn
- D. Hình thành sớm, phát triển muộn, kết thúc chậm
Câu 15: Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì?
- A. Lên án nghiêm khắc giáo hội Ki-tô.
- B. Đề cao giá trị chân chính của con ngươi.
- C. Đả phá trật tự xã hội phong kiến.
- D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 16: Đặc điểm nhà nước phong kiến phương Đông là gì?
- A. Nhà nước quân chủ chuyên chế tập trung do vua đứng đầu
- B. Nhà nước phong kiến quyền lực tập trung trong tay giai cấp thống trị
- C. Nhà nước phong kiến phân quyền
- D. Nhà nước trở thành Hoàng Đế hay Đại Vương
Câu 17: Những phát minh khoa học – kĩ thuật nào có giá trị chủ yếu để người châu Âu có thể thực hiện các chuyến đi bằng đường biển?
- A. Tàu có bánh lái
- B. Hệ thống buồm nhiều tầng
- C. La bàn
- D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 18: Yếu tố nào đã tạo ra sự xáo trộn về dân cư ở khu vưc Đông Nam Á thế kỉ XIII?
- A. Ảnh hưởng của thiên tai
- B. Cuộc xâm lược của người Mông Cổ
- C. Cuộc xâm lược của thực dân phương Tây
- D. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ
Câu 19: Khoảng thời gian nào đánh dấu sự phát triển toàn thịnh của chế phong kiến châu Âu?
- A. Khoảng thế kỉ V
- B. Thế kỉ XI- XIV
- C. Thế kỉ XV- XVI
- D. Khoảng thế kỉ X
Câu 20: Ý nào sau đây phản ánh đúng tình hình các nước Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVIII?
- A. Bước vào thời kì suy yếu và bị biến thành thuộc địa của thực dân phương Tây
- B. Phát triển thịnh vượng rồi bị suy yếu dần.
- C. Một số nước nhỏ suy yếu, nhưng Thái Lan, Campuchia phát triển mạnh
- D. Bước vào thời kì khủng hoảng tạm thời sau đó lại được phục hồi và phát triển
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P4)
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn – Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng (Cuối năm 1426 cuối năm 1427)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa (1418 - 1427)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 27: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn – Các cuộc nổi dậy của nhân dân
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- Trắc nghiệm lịch sử bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình kinh tế xã hội
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn – Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 26: Quang Trung xây dựng đất nước
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P3)