Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P2). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của những tư tưởng cải cách cuối thế kỉ XIX là
- A. Đã gây được tiếng vang lớn.
- B. Phản ánh một nhu cầu thực tại khách quan của xã hội.
- C. Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ đang cản trở bước tiến hoá của dân tộc.
- D. Góp phần vào sự chuẩn bị cho sự ra đời của phong trào Duy Tân đầu thế kỉ XX.
Câu 2: Qua bản Hiệp ước Hác măng ngày 25-8-1883, triều đình Huế đã tỏ thái độ như thế nào đối với Pháp?
- A. Ra lệnh giải tán phong trào kháng chiến của nhân dân.
- B. Ra lệnh cho nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
- C. Ra lệnh cho quân Pháp rút khỏi kinh thành Huế.
- D. Tiếp tục xoa dịu tinh thần đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta.
Câu 3: Điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX?
- A. Củng cố chế độ phong kiến Việt Nam, không lệ thuộc Pháp.
- B. Đưa đất nước phát triển theo con đường TBCN.
- C. Học tập Nhật Bản, đẩy mạnh cuộc vận động yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
- D. Yêu cầu nhà vua thực hiện cải cách duy tân đất nước.
Câu 4: Tại vùng Đông Bắc Bắc Kì có phong trào kháng chiến của đồng bào các dân tộc nào?
- A. Người Dao, người Hoa.
- B. Người Thượng, người Khơ-me.
- C. Người Thái, người Mường.
- D. Người Thượng, người Thái.
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX là cuộc khởi nghĩa nào?
- A. Khởi nghĩa Hương Khê.
- B. Khởi nghĩa Yên Thế.
- C. Khởi nghĩa của Cao Bá Quát.
- D. Khởi nghĩa của Phan Bá Vành.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì thất bại?
- A. Do sự nhu nhược của triều đình Huế.
- B. Thực dân Pháp cấu kết với triều đình đàn áp, khởi nghĩa chưa có đường lối đấu tranh thống nhất.
- C. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ.
- D. Kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng ta còn non yếu.
Câu 7: Vì sao trong giai đoạn Chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất ở nông thôn Việt Nam giảm sút?
- A. Nước Pháp tham gia chiến tranh, Việt Nam bị ảnh hưởng.
- B. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét phục vụ chiến tranh.
- C. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp.
- D. Trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
Câu 8: Cuộc phản công của phái chủ chiến diễn ra vào thời gian nào?
- A. Đêm mồng 5 rạng sáng 6 -7-1885.
- B. Đêm mồng 6 rạng sáng 7-7-1886.
- C. Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885.
- D. Đêm mồng 3 rạng sáng 4-7-1885
Câu 9: Vì sao phong trào kháng chiến miền núi nổ ra muộn hơn miền xuôi?
- A. Thực dân Pháp bình định ở đây muộn hơn.
- B. Ý thức giác ngộ của đồng bào miền núi chậm hơn.
- C. Địa hình không thuận lợi để xây dựng căn cứ.
- D. Địa hình rừng núi việc xây dựng lực lượng có nhiều khó khăn.
Câu 10: Lợi dụng cơ hội nào Pháp đưa quân tấn công Thuận An, cửa ngõ kinh thành Huế?
- A. Sự suy yếu của triều đình Huế.
- B. Sau thất bại tại trận Cầu Giấy lần hai, Pháp củng cố lực lượng.
- C. Pháp được tăng viện binh.
- D. Vua Tự Đức qua đời, nội bộ triều đình Huế lục đục.
Câu 11: Tổng đốc thành Hà Nội năm 1882 là ai?
- A. Nguyễn Tri Phương.
- B. Hoàng Diệu.
- C. Nguyễn Lân.
- D. Hoàng Kế Viên.
Câu 12: Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện đó là:
- A. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp.
- B. Tư sản, tiểu tư sản, công nhân.
- C. Những nhà thầu khoán, đại lý.
- D. Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán.
Câu 13: Trong các cuộc khởi nghĩa trong phong trào cần Vương, cuộc khởi nghĩa nào kéo dài lâu nhất?
- A. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh.
- B. Khởi nghĩa Ba Đình.
- C. Khởi nghĩa Hương Khê.
- D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.
Câu 14: Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ là sự kết tinh của những yếu tố nào?
- A. Yêu nước.
- B. Kính chúa.
- C. Kiến thức sâu rộng.
- D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 15: Phan Châu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam?
- A. “Tự lực, tự cường”.
- B. “Tự lực cánh sinh”.
- C. “Tự lực khai hoá”.
- D. “Tự do dân chủ”.
Câu 16: Tháng 6-1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh nào?
- A. Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang.
- B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
- C. Vĩnh Long, Hà Tiên, Cần Thơ.
- D. Vinh Long, Mỹ Tho, Hà Tiên.
Câu 17: Vì sao cuộc khởi nghĩa Yên Thế được xem là cuộc khởi nghĩa nông dân?
- A. Cuộc khởi nghĩa có nông dân tham gia dưới sự chỉ huy của Văn thân, sĩ phu.
- B. Cuộc khởi nghĩa mà mục tiêu chủ yếu là đòi ruộng đất cho nông dân.
- C. Cuộc khởi nghĩa mà lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân.
- D. Cuộc khởi nghĩa mà lãnh đạo và lực lượng tham gia khởi nghĩa đầu là nông dân.
Câu 18: Năm 1904, Nguyễn Ái Quốc theo cha là Nguyễn Sinh Sắc đi đâu?
- A. Đi vào Cao Lãnh (Đồng Tháp).
- B. Đi vào Bến cảng Nhà Rồng (Sài Gòn).
- C. Đi vào Huế.
- D. Đi vào Phan Thiết.
Câu 19: Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất vào ngày tháng năm nào?
- A. Ngày 10 tháng 3 năm 1874.
- B. Ngày 15 tháng 3 năm 1874.
- C. Ngày 3 tháng 5 năm 1874.
- D. Ngày 13 tháng 5 năm 1874.
Câu 20: Sau khi triều Huế kí Hiệp ước Hác-măng (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt, phái chủ chiến trong triều đình do ai đứng đầu vẫn hi vọng khôi phục chủ quyền và chờ thời cơ tới là ai?
- A. Vua Hàm Nghi.
- B. Nguyễn Văn Tường,
- C. Vua Duy Tân.
- D. Tôn Thất Thuyết.
Câu 21: Vua Hàm Nghi bị bắt vào thời gian nào?
- A. Tháng 10 năm1888.
- B. Tháng 11 năm 1888.
- C. Tháng 12 năm 1888.
- D. Tháng 01 năm 1889.
Câu 22: Giai cấp, tầng lớp nào ở Việt Nam ngày càng gánh chịu nhiều thứ thuế và bị khổ cực trăm bề?
- A. Giai cấp tư sản dân tộc.
- B. Tầng lớp tiểu tư sản.
- C. Giai cấp công nhân làm thuê.
- D. Giai cấp nông dân.
Câu 23: Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất vào ngày tháng năm nào?
- A. Ngày 5 tháng 6 năm1862.
- B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862.
- C. Ngày 8 tháng 6 năm 1862.
- D. Ngày 6 tháng 8 năm 1862.
Câu 24: Đến thời gian nào cụ Phan Bội Châu buộc phải rời khỏi nước Nhật?
- A. Tháng 2 năm 1909.
- B. Tháng 3 năm 1909.
- C. Tháng 4 năm 1909.
- D. Tháng 5 năm 1909.
Câu 25: Trong giai đoạn từ 1884-1892, ai là thủ lĩnh có uy tín nhất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế
- A. Đề Thám
- B. Đề Nắm
- C. Phan Đình Phùng
- D. Nguyễn Trung Trực
Câu 26: Sau khi đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của lực lượng nào?
- A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, cả trong Nam lẫn ngoài Bắc.
- B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
- C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung Kì.
- D. Toàn thể dân tộc Việt Nam.
Câu 27: Chính quyền nhà Nguyễn thương lượng rồi đi đến kí hết hoà ước Nhâm Tuất với Pháp vào thời gian nào?
- A. Ngày 5 tháng 6 năm 1862
- B. Ngày 6 tháng 5 năm 1862.
- C. Ngày 5 tháng 6 năm 1864.
- D. Ngày 6 tháng 5 năm 1864.
Câu 28: Trận Đà Nẵng có kết quả như thế nào?
- A. Thực dân Pháp chiếm được Đà Nẵng.
- B. Thực dân Pháp phải rút quân về nước.
- C. Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà phải chuyển hướng tấn công Gia Định.
- D. Triều đình và Pháp giảng hoà.
Câu 29: Vào những năm 60 của thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng chiến tranh xâm lược, triều đình Huế đã thực hiện chính sách gì?
- A. Thực hiện chính sách cải cách kinh tế, xã hội.
- B. Thực hiện chính sách cải cách duy tân.
- C. Thực hiện chính sách ngoại giao mở cửa.
- D. Thực hiện chính sách nội trị, ngoại giao lỗi thời, lạc hậu.
Câu 30: Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu được thành lập năm nào?
- A. Năm 1902
- B. Năm 1904
- C. Năm 1906
- D. Năm 1908
Câu 31: Ngày 20 - 11 - 1873, diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì?
- A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội.
- B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội.
- C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp.
- D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa.
Câu 32: Khi tiếp nhận con đường cứu nước mới - dân chủ tư sản, các sĩ phu yêu nước Việt Nam chủ trương theo hai hướng đó là:
- A. Bạo động và cải cách.
- B. Đánh Pháp và hoà Pháp.
- C. Theo phương Tây và theo Nhật.
- D. Dựa vào Nhật và dựa vào Pháp.
Câu 33: Trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 1888, phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
- A. Tôn Thất thuyết và Nguyễn Văn Lương.
- B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
- C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
- D. Nguyễn Đức Nhuận, Đào Doãn Dịch.
Câu 34: Chính sách nào dưới đây thuộc về chính trị mà Pháp đã áp dụng ở Việt Nam ngay từ khi tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
- A. Chính sách “Chia để trị”.
- B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”,
- C. Chính sách “đồng hoá” dân tộc Việt Nam.
- D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với dân tộc Việt Nam.
Câu 35: Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
- A. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”.
- B. Chiến Đà Nẵng, kéo quân ra Huế.
- C. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
- D. Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung.
Câu 36: Trong những năm trở lại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã nhanh chóng trở thành nhân vật lãnh đạo của tổ chức nào?
- A. Hội người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
- B. Hội Việt kiều yêu nước tại Véc-xai.
- C. Phong trào đấu tranh của công nhân Pháp.
- D. Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
Câu 37: Lực lượng nào tham gia đông nhất trong khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
- A. Công nhân.
- B. Nông dân.
- C. Các dân tộc sống ở miền núi.
- D. Nông dân và công nhân.
Câu 38: Sau khi đánh bại triều Tây Sơn, ai là người đầu tiên củng cố chế độ phong kiến tập quyền?
- A. Gia Long.
- B. Minh Mạng,
- C. Thiệu Trị.
- D. Tự Đức.
Câu 39: Với việc kí Hiệp ước nào, triều đình Huế thừa nhận nền bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước Việt Nam?
- A. Điều ước Hác-măng.
- B. Điều ước năm 1874.
- C. Điều ước Pa-tơ-nốt.
- D. Điều ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt.
Câu 40: Tính đến năm 1902 thực dân Pháp đã chiếm bao nhiêu đất đai của nhân dân Bắc Kì?
- A. 180000 hécta.
- B. 181000 hécta.
- C. 182000 hécta.
- D. 183000 hécta.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 chương 1: Lịch sử thế giới cận đại (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 10: Trung Quốc giữa thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 9: Ấn Độ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì II (P2)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 7: Phong trào công nhân quốc tế cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- Trắc nghiệm lịch sử 8 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 18: Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 17: Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
- Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII - XIX