Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tràng giang (P1)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 11 bài Tràng giang. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cái cảm giác trống trải, xa vắng của không gian "tràng giang" trong khổ thơ thứ ba bài Tràng giang của Huy Cận, chủ yếu được tô đậm bởi yếu tố nghệ thuật nào?
- A. Điệp cú pháp và từ phủ định.
- B. Ẩn dụ.
- C. Âm hưởng, nhạc điệu.
- D. Cảnh ngụ tình.
Câu 2: Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ Tràng giang là:
- A. Nỗi tuyệt vọng.
- B. Nỗi hoài nghi
- C. Nỗi băn khoăn
- D. Nỗi buồn
Câu 3: Câu thơ nào sau đây chép sai so với bài Tràng giang của Huy Cận?
- A. "Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà".
- B. "Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa".
- C. "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc".
- D. "Lòng quê dờn dợn vời con nước".
Câu 4: Trong khổ một bài thơ Tràng giang của Huy Cận, hình ảnh nào mang lại dáng vẻ hiện đại của Thơ mới?
- A. "Củi một cành khô".
- B. "Thuyền về nước lại".
- C. "Sóng gợn tràng giang".
- D. "Con thuyền xuôi mái".
Câu 5: Giá trị nghệ thuật của bài thơ “Tràng giang” thể hiện ở điểm nào?
- A. Sử dụng hiệu quả thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- B. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đạt hiệu quả cao.
- C. Sử dụng thủ pháp tương phản và từ láy đạt đến sự điêu luyện.
- D. Lời thơ sinh động, giàu hình tượng và tính gợi tả.
Câu 6: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ “Tràng giang” được thể hiện trong câu thơ nào dưới dây?
- A. Mênh mông không một chuyến đò ngang.
- B. Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.
- C. Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.
- D. Mênh mông trời rộng nhớ sông dài.
Câu 7: Dòng nào nói không đúng về tác giả Huy Cận?
- A. Huy Cận là một cây bút truyện ngắn nổi tiếng trên văn đàn đương thời.
- B. Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc của phong trào Thơ mới (1932-1945).
- C. Thuở nhỏ, Huy Cận học ở quê, rồi vào Huế học hết trung học. Năm 1939, ông ra Hà Nội học ở Trường Cao đẳng Canh nông.
- D. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
Câu 8: Cái mới, cái riêng của Huy Cận khi tả hoàng hôn trong hai câu thơ đầu và cuối bài Tràng giang không bộc lộ ở điểm nào?
- A. Có sự tinh nhạy đặc biệt khi cảm nhận hình khối, trọng lượng của "bóng chiều".
- B. Từ bộc lộ "cái tôi" cô đơn, rợn ngợp trước cuộc đời, vũ trụ.
- C. Dùng bút pháp tạo hình sáng tạo nên hình ảnh một hoàng hôn hùng vĩ.
- D. Lối tả cảnh ngụ tình và nghệ thuật tương phản đối lập đầy ấn tượng.
Câu 9: Nếu hình ảnh cành củi khô trong dòng thơ "Củi một cành khô lạc mấy dòng" (Tràng giang, Huy Cận) được thay thế bằng một hình ảnh khác - chẳng hạn "cánh bèo" - thì sức gợi cảm của dòng thơ này, chắc chắn, sẽ thay đổi như thế nào?
- A. Làm mất đi cảm giác về sự khô héo, vật vờ.
- B. Làm tăng thêm cảm giác về sự khô héo, trôi nổi.
- C. Làm tăng thêm cảm giác buồn nhớ, cô đơn.
- D. Làm giảm đi cảm giác buồn nhớ, cô đơn.
Câu 10: Nỗi niềm thấm đẫm toàn bộ bài thơ Tràng giang của Huy Cận là:
- A. nỗi hoài nghi.
- B. nỗi băn khoăn.
- C. nỗi tuyệt vọng.
- D. nỗi buồn.
Câu 11: Qua bài thơ “Tràng giang”, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
- A. Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước
- B. Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín
- C. Niềm thương xót cho sự hiu quạnh của một làng quê
- D. Thái độ trân trọng đối với con người quê hương.
Câu 12: Câu nào dưới đây là nội hàm của khái niệm “Tràng giang”?
- A. Sóng biển dâng cao và hùng vĩ.
- B. Bèo dạt trên dòng sông.
- C. Con thuyền nhỏ trên dòng sông lớn.
- D. Sông dài và rộng lớn.
Câu 13: Nhận định nào sau đây không đúng với tập “Lửa thiêng” của Huy Cận
- A. Bao trùm “Lửa thiêng” là một nỗi buồn mênh mông, da diết.
- B. Tràn ngập tập “Lửa thiêng” là bài ca ca ngợi tình yêu đôi lứa.
- C. Hồn thơ “ảo não”, bơ vơ trong “Lửa thiêng” vẫn cố tìm được sự hài hoà và mạch sống âm thầm trong tạo vật và cuộc đời.
- D. Thiên nhiên trong tập thơ thường bao la, hiu quạnh, đẹp nhưng buồn
Câu 14: Trong khổ thơ đầu, những từ ngữ nào cùng một trường nghĩa?
- A. Điệp điệp, song song
- B. Thuyền, củi
- C. Buồn, sầu
- D. Xuôi, lạc
Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tràng giang (P2)
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Tôi yêu em
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Chí Phèo (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: phần các tác phẩm văn học nước ngoài
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Hai đứa trẻ (P2)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11 bài: Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Vội vàng (P1)
- Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 bài Người trong bao
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945
- Tải câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 11
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Thương vợ
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Câu cá mùa thu (Thu điếu)
- Trắc nghiệm ngữ văn 11: bài Vào phủ chúa Trịnh