Trắc nghiệm toán 7 đại số chương 2: Hàm số và đồ thị (P1)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm toán 7 đại số chương 2: Hàm số và đồ thị (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ các điểm A (−2; 1), B (−6; 1), C (−6; 6) và D (−2; 6). Tính diện tích tứ giác ABCD.
- A. 20
- B. 10
- C. 30
- D. 40
Câu 2: Cho hai đại lượng tỉ lệ nghịch x và y; x1 và x2 là hai giá trị khác nhau của x; y1 và y2 là hai giá trị tương ứng của y. Biết x2 = −4; y1 = −10; 3x1 − 2y2 = 32. Tính x1; y2.
- A. x1 = 16; y2 = 40
- B. x1 = −40; y2 = −16
- C. x1 = 16; y2 = −40
- D. x1 = −16; y2 = −40
Câu 3: Cho hàm số giá trị tuyết đối y = f(x) = |3x − 1|. Tìm x, biết f(x) = 10.
- A. x =
hoặc x = −3. - B. x =
hoặcx = 3. - C. x =
hoặc x = 3. - D. x =
hoặc x = −3.
Câu 4: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là đường thẳng OA với điểm A(−1; −3). Hãy xác định công thức của hàm số trên.
- A. y =
x - B. y = 2x
- C. y = −3x
- D. y = 3x
Câu 5: Biết độ dài ba cạnh của một tam giác tỉ lệ thuận với 3; 5; 7. Biết rằng tổng độ dài cạnh lớn nhất và cạnh nhỏ nhất lớn hơn cạnh còn lại là 20m. Tính cạnh nhỏ nhất của tam giác.
- A. 20 m
- B. 12 m
- C. 15 m
- D. 16 m
Câu 6: Hai xe ô tô cùng đi từ A đến B. Biết vận tốc của ô tô thứ nhất bằng 60% vận tốc của ô tô thứ hai và thời gian xe thứ nhất đi từ A đến B nhiều hơn thời gian ô tô thứ hai đi từ A đến B là 4 giờ. Tính thời gian xe thứ hai đi từ A đến B.
- A. 3
- B. 6
- C. 9
- D. 4
Câu 7: Giả sử x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, x1; x2 là hai giá trị khác nhau của x; y1; y2 là hai giá trị tương ứng của y. Tính x1; y1 biết 2y1 + 3x1 = 20; x2 = −6; y2 = 3.
- A. x1 = 10; y1 = −5.
- B. x1 = −5; y1 = 10.
- C. x1 = −10; y1 = −5.
- D. x1 = 10; y1 = 5.
Câu 8: Đồ thị hàm số y = 3x là đường thẳng nào trong hình vẽ sau:
- A. Đường thẳng d
- B. Đường thẳng d′
- C. Trục Ox
- D. Đáp án khác
Câu 9: Một ô tô chạy từ A đến B với vận tốc 50 km/h thì hết 2 giờ 15 phút. Hỏi ô tô chạy từ A đến B với vận tốc 45 km/h thì hết bao nhiêu thời gian?
- A. 3, 25 giờ
- B. 3, 5 giờ
- C. 3 giờ
- D. 2, 5 giờ
Câu 10: Cho bảng giá trị sau. Chọn câu đúng.
- A. Đại lượng y là hàm số của đại lượng x
- B. Đại lượng y không là hàm số của đại lượng x
- C. Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x
- D. Đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x
Câu 11: Chia số 133 thành ba phần tỉ lệ thuận với 5; 6; 8. Khi đó phần bé nhất là số
- A. 35
- B. 42
- C. 56
- D. 53
Câu 12: Số tiền trả cho ba người đánh máy một bản thảo là 41 USD. Người thứ nhất làm việc trong 16 giờ, mỗi giờ đánh được 3 trang. Người thứ hai trong 12 giờ, mỗi giờ đánh được 5 trang. Người thứ ba trong 14 giờ, mỗi giờ đánh được 4 trang. Hỏi người thứ ba nhận được bao nhiêu USD?
- A. 14
- B. 15
- C. 12
- D. 16
Câu 13: Cho ba điểm M(2; 6); N(−3; −9); P(2,5; 7,5). Chọn câu đúng.
- A. Ba điểm M(2; 6); N(−3; −9); P(2,5; 7,5) đều nằm trên trục hoành
- B. Ba điểm M(2; 6); N(−3; −9); P(2,5; 7,5) đều nằm trên trục tung
- C. Ba điểm M(2; 6); N(−3; −9); P(2,5; 7,5) không thẳng hàng
- D. Ba điểm M(2; 6); N(−3; −9); P(2,5; 7,5) thẳng hàng
Câu 14: Giả sử x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận,
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 15: Hãy cho biết vị trí của các điểm có hoành độ lớn hơn 0 nhỏ hơn 1 và có tung độ lớn hơn 0 nhỏ hơn 4.
- A. Nằm trong hình chữ nhật được giới hạn bởi bốn đường thẳng x = 0; x = 1; y = 0; y = 4, tính cả các điểm thuộc bốn đường thẳng trên.
- B. Nằm trong hình chữ nhật được giới hạn bởi bốn đường thẳng x = 0; x = 1; y = 0; y = 4, không tính các điểm thuộc bốn đường thẳng trên.
- C. Nằm ngoài hình chữ nhật được giới hạn bởi bốn đường thẳng x = 0; x = 1; y = 0; y = 4, tính cả các điểm thuộc bốn đường thẳng trên.
- D. Nằm ngoài hình chữ nhật được giới hạn bởi bốn đường thẳng x = 0; x = 1; y = 0; y = 4, không tính các điểm thuộc bốn đường thẳng trên.
Câu 16: Ba lớp 7A1, 7A2, 7A3 hưởng ứng phong trào kế hoạch nhỏ đã thu được tổng cộng 370kg giấy vụn. Hãy tính số giấy vụn của lớp 7A2, biết rằng số giấy vụn thu được của ba lớp lần lượt tỉ lệ nghịch với 4; 6; 5.
- A. 150 (kg)
- B. 100 (kg)
- C. 120 (kg)
- D. 180 (kg)
Câu 17: Cho biết x tỉ lệ thuận với y theo hệ số k. Khi x = 12 thì y = -3. Hệ số tỉ lệ là:
- A.
- B. k = -4
- C.
- D. k = 4
Câu 18: Cho f(x) = −2x + 2; g(x) = 3x + 1. Tính P = 2f(2) − 3g(4)
- A. −43
- B. −35
- C. −34
- D. 35
Câu 19: Cho hàm số y =
- A. m = 3
- B. m = −3
- C. m = 0
- D. m = 7
Câu 20: Ba đội máy cày, cày trên ba cánh đồng có diện tích như nhau. Đội thứ nhất hoàn thành công việc trong 4 ngày,
đội thứ hai trong 6 ngày và đội thứ 3 trong 8 ngày. Hỏi đội thứ nhất có bao nhiêu máy cày, biết rằng đội thứ nhất có nhiều hơn đội thứ hai là 2 máy và công suất của các máy như nhau?
- A. 10 máy
- B. 4 máy
- C. 6 máy
- D. 8 máy
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm toán 7 hình học chương 2: Tam giác (P3)
- Trắc nghiệm toán 7 hình học chương 2: Tam giác (P1)
- Trắc nghiệm Hình học 7 Bài 8: Tính chất ba đường trung trực của tam giác
- Trắc nghiệm Đại số 7 bài 12: Số thực
- Trắc nghiệm Đại số 7 bài 10: Làm tròn số
- Trắc nghiệm Hình học 7 Bài 3: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác. Bất đẳng thức tam giác
- Trắc nghiệm Hình học 7 Bài 9: Tính chất ba đường cao của tam giác
- Trắc nghiệm Hình học 7 bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc cạnh góc (g.c.g)
- Trắc nghiệm Đại số 7 bài 7: Đồ thị của hàm số y=ax (a≠0)
- Trắc nghiệm Toán 7 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm Hình học 7 bài 7: Định lí
- Trắc nghiệm toán 7 hình học chương 3: Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác. Các đường đồng quy trong tam giác (P2)