Viết đoạn văn giới thiệu về một bài thơ của Bác Hồ. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 trong 4 kiểu câu đã học (trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến).
d) Viết đoạn văn giới thiệu về một bài thơ của Bác Hồ. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 trong 4 kiểu câu đã học (trần thuật, cảm thán, nghi vấn, cầu khiến).
Bài làm:
Bác Hồ không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước mà Người còn là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc. Một di sản văn hóa quý giá mà Bác để lại là tập thơ Nhật kí trong tù được Người sáng tác trong khoảng thời gian bị cầm tù. Trong tập thơ, Ngắm trăng là một bài thơ tiêu biểu, nổi bật cho thấy rõ tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng văn học xuất chúng của Người. Bài thơ là sự kết hợp đặc sắc giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Đừng quên đọc bài thơ Ngắm trăng để biết thêm một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.
Câu cầu khiến: Đừng quên đọc bài thơ Ngắm trăng để biết thêm một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân tộc.
Các câu còn lại là câu trần thuật.
Xem thêm bài viết khác
- Đọc hiểu hai câu thơ mở đầu và thực hiện các yêu cầu:
- Những nhận xét sau nói về giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với mỗi trường hợp:
- Nối số thứ tự ở cột A với nội dung phù hợp ở cột B để có được ý chính của từng đoạn trong bài thơ Nhớ rừng:
- Câu cảm thán thường có những từ ngữ cảm thán nào? Câu cảm thán dùng để làm gì? Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu hiệu gì?
- Chỉ ra tác dụng của các yếu tố biểu cảm trong đoạn trích sau:
- Những sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì? Hãy nhận xét về sự khác biệt về ý nghĩa giữa chúng?
- Tính cách của ông Giuốc – đanh được khắc họa ở mỗi cảnh có sự phát triển như thế nào? Ông đã bị lợi dụng ra sao?
- Lí Công Uẩn đã chỉ ra những ưu thế nào của thành Đại La nếu được chọn là nơi đóng đô? Nhận xét về cách lập luận của tác giả và sức thuyết phục của văn bản.
- Chính quyền thực dân đã “ghi nhớ công lao” và “đền đáp” những hi sinh của người dân thuộc địa như thế nào? Qua đó tác giả muốn bày tỏ điều gì?
- Trong văn bản Đi bộ ngao du, có khi tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “ta” nhưng cũng có khi lại là “tôi”. Theo em, sự thay đổi này có tác dụng gì?
- Văn bản thông báo được dùng khi nào?
- Đặt câu trần thuật để thể hiện lời hứa hẹn, xin lỗi, chúc mừng, cảm ơn, cam đoan.