Viết lại những câu sau bằng cách đặt những từ in đậm vào vị trí khác trong câu.
c) Viết lại những câu sau bằng cách đặt những từ in đậm vào vị trí khác trong câu. Phân tích sự khác nhau trong cách diễn đạt của câu đã cho với câu viết lại.
(1) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
(Đoàn Thị Điểm, Chinh phụ ngâm khúc)
(2) Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
(3) Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.
(Nguyễn Khuyến, Hội tây)
Bài làm:
(1) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu.
Viết lại:
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy những mấy ngàn dâu xanh xanh.
Việc đảo vị ngữ xanh xanh lên trước những mấy ngàn dâu có tác dụng nhấn mạnh màu xanh ngút ngàn, mênh mông của không gian.
Trong khi đó nếu đổi lại thành cụm CV mấy ngàn dâu xanh xanh thì sẽ không đem lại tác dụng nhấn mạnh này. Ngoài ra sự thay đổi này còn khiến câu thơ mất đi sự hài hòa về ngữ âm, mất đi tính nhạc.
(2) Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
Viết lại:
Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.
-> Ở câu nguyên bản, từ Hoảng quá được đặt ở vị trí đầu câu (là vị ngữ đảo), đứng trước CN và VN có tác dụng nhấn mạnh trạng thái tâm lsi của anh Dậu.
Nếu viết lại như câu sau, từ hoảng quá đóng vai trò là vị ngữ, biểu thị trạng thái xảy ra đồng thời với các hành động để bát cháo xuống phản, lăn đùng ra đó, không nói được câu gì. (tức là không được nhấn mạnh)
(3) Cậy sức, cây đu nhiều chị nhún
Tham tiền, cột mỡ lắm anh leo.
Viết lại:
Nhiều chị cậy sức nhún cây đu
Lắm anh tham tiền leo cột mỡ.
-> Việc đảo trật tự cú pháp như trong nguyên bản có tác dụng thể hiện thái độ châm biếm, đả kích mạnh mẽ sự suy tàn về đạo đức trong xã hội.
Xem thêm bài viết khác
- . So sánh hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó và hình ảnh Nguyễn Trãi trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn sau đây:
- Việc mượn “lời con hổ trong vườn bách thú” có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện niềm khao khát tự do mãnh liệt và lòng yêu nước kín đáo của nhà thơ?
- Xác định mục đích nói của những câu sau:
- Hai câu ““Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” cho thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?
- Liên hệ với thực tế học tập của bản thân, hãy chỉ ra một số phương pháp học tập mà em cho là hiệu quả nhất và giải thích lí do.
- Hãy lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho các cách hỏi đường dưới đây. Lí giải sự sắp xếp, lựa chọn đó.
- Thơ Đường luật được quy định như thế nào về số câu chữ, thanh điệu, vần điệu, đối ngẫu?
- Soạn văn 8 VNEN bài 22: Hịch tướng sĩ
- Soạn văn 8 VNEN bài 24: Bàn luận về phép học Soạn Văn 8
- Từ tình cảnh và tâm trạng của con hổ trong bài thơ cũng như của người dân Việt Nam đầu thế kỉ XX, em có suy nghĩ gì về cuộc sống hòa bình tự do ngày nay ...
- Những nhận xét sau nói về giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với mỗi trường hợp:
- Chỉ ra 3 luận điểm chính mà tác giả đã trình bày trong ba đoạn của văn bản