. So sánh hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó và hình ảnh Nguyễn Trãi trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn sau đây:
D. Hoạt động vận dụng
1. So sánh hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó và hình ảnh Nguyễn Trãi trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn sau đây:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Bài làm:
Hình ảnh của Bác Hồ trong bài thơ Tức cảnh Pác Bó và hình ảnh Nguyễn Trãi trong Bài ca Côn Sơn đều được hiện lên với niềm vui của “thú lâm tuyền” (tức là niềm vui thú được sống với rừng, suối). Tuy nhiên, niềm vui “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi mang phong cách của một ẩn sĩ, hòa mình vào thiên nhiên để trốn tránh sự đời, để “lánh đục tìm trong”. Nguyễn Trãi tìm đến “thú lâm tuyền” vì bất lực trước thực tại, bất lực trước xã hội. Còn Bác Hồ trong Tức cảnh Pác Bó, cái niềm vui “thú lâm tuyền” được gắn với công việc, sự nghiệp cách mạng lớn lao. Bác tìm đến “thú lâm tuyền” trong tư thế của một chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông, dân tộc.
Xem thêm bài viết khác
- Những sau đây thuộc kiểu câu nào và được sử dụng để làm gì? Hãy nhận xét về sự khác biệt về ý nghĩa giữa chúng?
- Tình huống nào sau đây phải viết văn bản thông báo? Trong tình ...
- Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu: Tế Hanh là một người tinh lắm...
- Bài Chiếu dời đô được Lí Công Uẩn viết nhằm mục đích gì?
- Phân tích ý nghĩa và hình thức biểu đạt của hai câu: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”.
- Đóng vai con hổ trong bài thơ nhớ rừng và thuật lại tâm trạng tiếc nuối quá khứ.
- b) Hãy viết một đoạn văn khoảng 3 – 5 câu trong đó có sử dụng câu nghi vấn với mục đích bộc lộ tình cảm, ...
- Liên hệ với thực tế học tập của bản thân, hãy chỉ ra một số phương pháp học tập mà em cho là hiệu quả nhất và giải thích lí do.
- Em hiểu thế nào về hai chữ “tức cảnh” trong nhan đề bài thơ?
- So sánh với bài Sông núi nước Nam (đã học lớp 7), em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
- Tâm trạng của nhà thơ thể hiện như thế nào trong 4 câu thơ cuối? Theo em, tiếng chim tu hú trong bài thơ có ý nghĩa gì?
- Các câu phủ định sau đều dùng để biểu thị ý phủ định, điều đó đúng hay sai ? Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với từng câu và giải thích lí do.