Soạn văn 8 VNEN bài 24: Bàn luận về phép học Soạn Văn 8
Soạn văn bài: Bàn luận về phép học - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 tập 2 trang 48. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới được Khoahoc sưu tầm và đăng tải. Hướng dẫn trả lời chi tiết, dễ hiểu qua đó giúp cho các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học. Dưới đây là nội dung chi tiết, mời các em cùng tham khảo.
Soạn bài Bàn luận về phép học
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Các nhóm cùng trao đổi để bổ sung, hoàn thiện sơ đồ sau:
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Bàn luận về phép học
2. Tìm hiểu văn bản
a) Theo quan điểm của Nguyễn Thiếp, điều quan trọng nhất trong việc học là gì?
b) Tác giả đã phê phán những lối học lệch lạc, sai trái nào ? Tác hại của lối học đó là gì?
c) Bài tấu đề cập đến những “phép học” nào ? Em hiểu bản chất của những “phép học” đó là gì?
d) Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy được trình tự lập luận của văn bản “Bàn luận về phép học”.
3. Viết đoạn văn trình bày luận điểm
a) Đọc những đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
- Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)
- Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến, miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)
(1) Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn.
(2) Câu chủ đề của mỗi đoạn được đặt ở vị trí nào? Căn cứ vào vị trí của câu chủ đề, hãy chỉ ra các trình bày của mỗi đoạn trích.
(3) Để triển khai luận điểm trong mỗi đoạn, người viết đã sử dụng những luận cứ nào?
b) Đọc đoạn trích sau và hoàn thành yêu cầu của phiếu học tập:
Nằm ở cửa ngõ đường vô xứ Huế, gối đầu lên đỉnh đèo ngang thơ mộng, dải đất Quảng Bình như một bức tranh non xanh nước biếc [1]. Phong cảnh ở đây thật kỳ vĩ, sơn thủy hữu tình [2]. Bờ biển Quảng Bình có những bãi cát vàng óng ánh dưới rừng dương xanh với nhiều bãi tắm đẹp nước biển lung Linh màu Ngọc Bích [3]. Tỉnh có các danh thắng nổi tiếng như Động Phong Nha, động Tiên Sơn, rừng nguyên sinh trong khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng, bãi biển Nhật Lệ, Đá Nhảy, suối nước nóng Bang,… trong đó động Phong Nha là một trong những hang động lớn và đẹp nhất ở Việt Nam, quần thể Phong Nha Kẻ Bàng còn là di sản thiên nhiên thế giới [4]. Ngoài ra, Quảng Bình ngày nay vẫn bảo tồn được nhiều di tích lịch sử, truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc ở những thời đại khác nhau [5]. Và còn biết bao điểm du lịch hấp dẫn khác của Quảng Bình đang chờ đón du khách [6].
Phiếu học tập
(1) Đoạn văn được trình bày theo cách nào?
A – Diễn dịch
B – Quy nạp
C – Tổng phân hợp
(2) Câu chủ đề của đoạn văn là:
A. Câu 1
B. Câu 2
C. Câu 6
(3) Để triển khai ý của câu chủ đề, người viết đã sử dụng những luận cứ nào?
- Luận cứ 1: ………………..
- Luận cứ 2: ……………….
- ……………
c) Những yêu cầu sau nói về cách trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận. Khoanh tròn vào ô Đ (đúng), hoặc S (sai) với mỗi nhận xét:
Yêu cầu | Đúng Đ | Sai S |
(1) Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm trong câu chủ đề | Đ | S |
(2) Trong đoạn văn trình bày luận điểm, câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn quy nạp) hoặc cuối cùng (đối với đoạn diễn dịch). | Đ | S |
(3) Tìm đủ các luận cứ cần thiết, tổ chức lập luận theo một trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm. | Đ | S |
(4) Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để việc trình bày luận điểm có sức thuyết phục. | Đ | S |
C. Hoạt động luyện tập
1. Ngày nay, những quan điểm của tác giả Nguyễn Thiếp thể hiện trong văn bản Bàn luận về phép học còn phù hợp không? Vì sao?
2. Diễn đạt ý của mỗi câu văn sau thành một luận điểm ngắn gọn và rõ ràng.
Câu văn | Luận điểm |
a) Trước hết là cần phải tránh xa cái lối viết “rau muống” nghĩa là lằng nhằng “trường giang đại hải” làm cho người xem như là “chắt chắt vào rừng xanh” (Hồ Chí Minh, Cách viết) | ……………………………….. ……………………………….. …………………………………. |
b) Ngoài việc đam mê viết, các thích thứ hai của Nguyên Hồng là được truyền nghề cho các trẻ. (Nguyễn Tuân) | ……………………………….. ……………………………….. …………………………………. |
c) Mỗi con người đều hiểu rằng môi trường sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bảo vệ môi trường sống chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta. | ……………………………….. ……………………………….. …………………………………. |
3. Đoạn văn sau đây trình bày luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào? Hãy nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn?
Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt trốn quê hương. Người nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ. Thơ tế hanh đã đưa ta vào một thế giới rất gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đã âm thầm trao cho cảnh vật: sự mỏi mệt say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu, những vui buồn sầu tủi của một con đường.
(Hoài Thanh, Thi nhân Việt Nam)
4. Mỗi nhóm trao đổi để tìm ra 3 – 4 luận cứ nhằm triển khai những luận điểm sau:
a) Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài.
b) Học vẹt không phát triển được năng lực tư duy.
c) Học phải đi đôi với hành thì việc học mới có ý nghĩa.
5. Lựa chọn và sắp xếp lại các luận điểm sau sao cho phù hợp với đề bài: “Hãy viết bài văn khuyên một số bạn trong lớp học tập chăm chỉ hơn”. Giải thích về sự lựa chọn và sắp xếp đó.
a) Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt, làm vui lòng thầy cô, cha mẹ, xứng đáng là tấm gương để chúng ta noi theo.
b) Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ huynh lớp ta đang rất lo buồn.
c) Thế nhưng vẫn còn một số bạn trong lớp chểnh mảng trong học tập.
d) Vậy thì ngay từ lúc này, các bạn hãy chuyên cần học tập hơn.
e) Nếu bây giờ các bạn ham vui chơi, không chịu học hành để tích lũy tri thức thì sau này khó có được thành công trong cuộc sống.
6. Nhận xét về sự phù hợp của những luận cứ sau nếu được sử dụng để triển khai cho luận điểm (e) của bài tập 5 trên đây:
a) Chúng ta đang sống trong thời đại mà khoa học, kĩ thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ
b) Trong xã hội ấy, tri thức trở thành một điều vô cùng cần thiết để chúng ta có thể làm việc một cách hiệu quả.
c) Nhưng tri thức không phải tự nhiên mà có được.
d) Muốn có tri thức, chúng ta phải tích cực, chăm chỉ học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
7. Lựa chọn một trong những luận điểm ở bài tập 5 để triển khai thành một đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp.
D. Hoạt động vận dụng
Viết bài tập làm văn số 6 – Văn nghị luận (làm tại lớp)
Một số đề bài tham khảo
a) Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.
b) Từ văn bản "Bàn luận về phép học" của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa "học" và "hành".
c) Câu nói của M. Go – rơ – ki: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống" gợi cho em suy nghĩ gì?
d) “Hãy yêu thương và chia sẻ, bạn sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc.”
Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
e. Dường như hiện nay chúng ta đang vô tư nhận sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho bản thân mình. Còn bản thân chúng ta chưa dành cho bố mẹ sự quan tâm, chăm sóc mà chúng ta hoàn toàn có thể làm được. Em có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Liên hệ với thực tế học tập của bản thân, hãy chỉ ra một số phương pháp học tập mà em cho là hiệu quả nhất và giải thích lí do.
Soạn văn 8 VNEN bài 24: Bàn luận về phép học được Khoahoc chia sẻ trên đây. Hy vọng với tài liệu này sẽ giúp ích cho quý thầy cô tiết kiệm thời gian soạn bài, qua đó chuẩn bị tốt bài giảng mới tốt nhất. Ngoài việc tham khảo bài soạn văn Bàn luận về phép học quý thầy cô còn có thể tham khảo thêm tài liệu dành cho giáo viên được Khoahoc cập nhật liên tục.