Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)
Bề mặt Trái đất còn có các dạng địa hình khác nhau như bình nguyên, cao nguyên, đồi…Nếu miền núi là nơi có nguồn tài nguyên phong phú thì bình nguyên là nơi có điều kiện thuận lợi để phát triển công nông nghiệp. Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài học ngày hôm nay.
Nội dung bài viết gồm có 2 phần:
- Kiến thức trọng tâm
- Hướng dẫn nội dung bài học
A. Kiến thức trọng tâm
1. Bình nguyên (đồng bằng)
- Địa hình thấp, bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng
- Độ cao tuyệt đối thường dưới 500m (có những bình nguyên cao đến 500m)
- Có hai loại bình nguyên:
- Bình nguyên do băng hà bào mòn
- Bình nguyên do phù sa sông, biển bồi tụ
=>Thuận lợi cho tưới tiêu, gieo trồng cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Dân cư tập trung đông đúc.
2. Cao nguyên
- Địa hình bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng có sườn dốc
- Độ cao tuyệt đối trên 500m
=>Thuận lợi co trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn
3. Đồi
- Địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, đồi thoải
- Độ cao tương đối không quá 200m
=>Thuận lợi trồng cây công nghiệp ngắn ngày chăn nuôi gia súc, trồng rừng.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Trang 46 sgk Địa lí 6
Tìm trên bản đồ thế giới đồng bằng của sông Nin (châu Phi), sông Hoàng Hà (Trung Quốc) và sông Cửu Long (Việt Nam)?
Trang 47 sgk Địa lí 6
Quan sát hình 40, tìm những điểm giống nhau và khác nhau giữa bình nguyên và cao nguyên?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 48 sgk Địa lí 6
Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ?
Câu 2: Trang 48 sgk Địa lia 6
Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
Câu 3: Trang 48 sgk Địa lí 6
Địa phương nơi em ở có dạng địa hình nào? Đặc điểm của loại địa hình đó là gì?
=> Trắc nghiệm địa lí 6 bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)
Xem thêm bài viết khác
- Thời tiết khác khí hậu điểm nào?
- Đáp án đề 9 kiểm tra học kì 2 địa lý 6
- Bài 2
- Dựa vào hình 26 (trang 31 SGK Địa lý 6) và bảng ở trang 32, hãy trình bày đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất?
- Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt trái đất
- Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất
- Tỉ lệ bản đồ cho chúng ta biết điều gì? Địa lí 6 trang 14
- Địa Lý 6: Đề kiểm tra học kì 2 ( Phần 8)
- Địa Lý 6: Đề kiểm tra học kì 2 ( Phần 9)
- Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì?
- Tổng hợp câu hỏi ôn tập và câu trả lời bài 17 lớp vỏ khí
- Hãy quan sát hình 27 và chỉ ra những chỗ tiếp xúc của các địa mảng?